Romereports đưa tin, chỉ vài phút sau khi
được bầu làm Giám Mục tối cao, cả thế giới đều mong muốn thấy được chân
dung của Jorge Mario Bergoglio hay Đức Thánh Cha Phanxicô. Thời điểm
lịch sử này gợi cảm hứng cho một họa sĩ người Argentina, Mercedes Farina
với ý tưởng để vẽ về vị Giáo Hoàng mới.
Họa sĩ Mercedes Farina cho biết : “Tôi
nghĩ rằng đó là một cơ hội tốt để thể hiện thời điểm ấy, một thời điểm
rất quan trọng, thông qua một họa sĩ người Argentina, người có cùng quốc
tịch với Đức Thánh Cha. Một điều khác thu hút tôi đến với Đức Thánh Cha
đó là tôi sống ở khu phố Flores, nơi ngài đã sinh ra và lớn lên. Trong
bức tranh đầu tiên, tôi đặt ngài bên cạnh ngôi nhà thờ, nơi mà ngài tìm
thấy ơn gọi tu sĩ của mình “.
Nữ họa sĩ đã tìm cách gửi một lá thư kèm
theo một tấm ảnh chụp lại bức tranh của cô cho Đức Thánh Cha. Tòa thánh
hồi đáp lại vị họa sĩ với một Phép Lành Tòa Thánh. Nhưng đây vẫn chưa
phải là điều bất ngờ nhất.
Họa sĩ Mercedes Farina nói, “Tôi nhận
được lá thư thứ hai viết tay của Đức Thánh Cha. Đó là một niềm vui lớn
đối với tôi. Ngài cảm ơn tôi vì bức chân dung và còn khen ngợi tài năng
nghệ thuật của tôi. “
Cho đến nay, họa sĩ Mercedes đã hoàn tất
bốn bức chân dung của Đức Thánh Cha Phanxicô. Cô hy vọng sẽ có dịp để
trao cho ngài tận tay những bức tranh ấy.
Họa sĩ Mercedes Farina cho biết thêm,
“Tòa Khâm sứ tại Buenos Aires cũng đã liên lạc và đề nghị về một buổi
tiếp kiến riêng với Đức Thánh Cha để cô trao cho ngài bức tranh đầu
tiên. Vì vậy, tôi đang chờ sự xác nhận từ Rôma, và hy vọng tôi sẽ được
may mắn. Ao ước lớn nhất của tôi là được trao cho Đức Thánh Cha những
bức tranh ấy. “
Vị họa sĩ này vẫn đang tiếp tục thực hiện
một loạt các bức chân dung về Đức Thánh Cha. Năm tới, cô sẽ mở buổi
triển lãm tại Rôma để trưng bày bảy bức chân dung người đồng hương
Argentina của mình là Đức Thánh Cha Phanxicô.
Đức Thánh Cha gặp gỡ các học sinh Nhật Bản
Theo hãng tin Zenit cho hay, hôm qua Đức
Thánh Cha Phanxicô đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của đối thoại trong
buổi gặp gỡ với một nhóm học sinh trung học Nhật Bản. Các giáo viên và
học sinh đến từ trường cấp II Gauken Bunri ở Tokyo đã gặp gỡ Đức Thánh
Cha tại khu vực sân trong thánh Damasô thuộc Vatican.
Đức Thánh Cha đã bày tỏ niềm vui vì
chuyến thăm của đoàn và hy vọng : khi họ tiếp xúc với nền văn hóa khác
sẽ giúp họ phát triển trong đời sống cá nhân. Đức Thánh Cha giải thích
rằng nếu một người trở nên tự cô lập ngay, sau đó sẽ không thể phát
triển.
Đức Thánh Cha nói “Nếu chúng ta gặp gỡ
những người khác, tiếp xúc với những nền văn hóa khác, lối suy nghĩ
khác, tôn giáo khác, lúc ấy chúng ta ra khỏi chính mình và bắt đầu cuộc
phiêu lưu gọi là ‘đối thoại’ “
“Đối thoại rất quan trọng đối với sự
trưởng thành của một con người, bởi vì trong mối quan hệ với những người
khác, mối quan hệ với nền văn hóa khác, cũng như trong mối quan hệ lành
mạnh với các tôn giáo khác, làm nên sự thăng tiến, phát triển – trưởng
thành.”
Tuy nhiên, Đức Thánh Cha Phanxicô cảnh
báo, sẽ là mối nguy hiểm nếu đóng kín chính mình và xung đột trong cuộc
đối thoại với người khác. Điều này có thể được ngăn chặn nếu tạo nên
được đối thoại chân thành.”
Đức Thánh Cha Phanxicô nói tiếp, “Hiền
lành là khả năng tìm kiếm, gặp gỡ con người, tìm hiểu văn hoá đặt trong
văn hóa; là khả năng có thể tạo ra những câu hỏi sáng suốt. Sự khác biệt
về những ý kiến không nên tạo nên chất xúc tác cho tình trạng thù địch
giữa hai bên”.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng: hòa bình
cũng không thể đạt được nếu không có đối thoại. Tất cả các cuộc chiến
tranh, tất cả các cuộc đấu tranh, tất cả các vấn đề không được giải
quyết, mà chúng ta phải đối mặt đó là do thiếu sự đối thoại,” .
“Khi có vấn đề, đối thoại sẽ tạo nên hòa
bình. Đó là tất cả những gì cha muốn nhắn nhủ với các con về đối thoại,
giúp các con có thể biết làm thế nào để đối thoại, lối suy nghĩ về các
nền văn hóa “.
Đức Thánh Cha hy vọng rằng các học sinh sẽ tiếp tục phát huy văn hóa trong cuộc hành trình của họ ở Rome.
Bảo tàng Đài phát thanh Vatican : 82 năm phát sóng tiếng nói của Đức Giáo Hoàng
Romereports giới thiệu, bảo tàng Lịch sử
Đài phát thanh Vatican. Bảo tàng này ít được khách du lịch biết đến. Nó
là một bộ sưu tập các thiết bị vô tuyến được sử dụng bởi dịch vụ phát
thanh truyền hình chính thức của Vatican từ năm 1931.
Mỗi thiết bị có lịch sử riêng và là một nhân chứng cho một khoảng thời gian cụ thể trong cả lịch sử công nghệ và chính Vatican.
Alido Brinzaglia, vị sáng lập, Bảo tàng
Đài phát thanh Vatican cho hay: “Với thiết bị này, chúng tôi có thể hồi
tưởng lại không những lịch sử của ngành vô tuyến, mà còn của Đài phát
thanh Vatican. Bảo tàng này giúp chúng ta hiểu sứ mạng của Đài phát
thanh Vatican, đó là để chạm tới tất cả mọi người ở khắp mọi nơi. “
Trong số 180 hiện vật trưng bày bao gồm
máy điện tín, đài radio, máy quay đĩa, đĩa vynil và micro. Và gần 90%
các thiết bị vẫn hoạt động được.
Alido Brinzaglia cho biết thêm “Bảo tàng
này vẫn còn sống. Nó không chỉ chứa các thiết bị, mà còn giữ nơi mình
bối cảnh lịch sử và xã hội mà trong giai đoạn đó, chúng được sử dụng. “
Người sáng lập bảo tàng nhấn mạnh cách sử
dụng sóng ngắn cho phép các kỹ thuật viên ở Vatican để phát sóng tiếng
nói của Đức Giáo Hoàng trên toàn thế giới. Đó là thông điệp không thể bị
chặn bởi kiểm duyệt: trong trường hợp này, Đài phát thanh Vatican đã
đóng một vai trò quan trọng, ví dụ, trong sự sụp đổ của Bức tường
Berlin.
Một thực tế ít được biết đến là trong
lĩnh vực phát thanh vô tuyến, không có gì bị bỏ đi. Ngay cả bây giờ khi
kỹ thuật số đã thay thế kỹ thuật tương tự trong ghi âm, đĩa vynil cũ vẫn
là mặt hàng thiết yếu.
Alido Brinzaglia còn cho hay: có những
băng gốc từ năm 1931 mà vẫn có thể nghe được trong khi không biết liệu
các đĩa compact hoặc đĩa cứng chúng ta có ngày nay sẽ sử dụng được hơn
50 hay 100 năm hay không.
PV. VRNs
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét