“Xin Cha lấy sự thật mà thánh-hiến họ. Lời Cha là sự thật”
(Gio-an 17, 17)
Tương truyền vào thời Hy Lạp Cổ đại, một bữa nọ có người
tới gặp nhà hiền triết vĩ đại Socrates và bảo “Ngài có biết tôi mới nghe được
một câu chuyện xấu về người bạn của ngài không?”.
Sau một thoáng trầm ngâm, Socrates từ tốn đáp: “Trước khi
nghe ngài kể, tôi muốn ngài dành một chút thời gian để lọc lựa những gì
ngài định nói. Tôi gọi đó là phép thử lọc 3 lớp.
Lớp thứ 1 lọc tìm Sự thật – Ngài có tin tuởng tuyệt đối rằng những
điều mà ngài định kể cho tôi nghe là sự thật?
“Không, thực ra tôi chỉ nghe người ta kể lại thôi và…”.
“Rõ rồi,
chính vì thế ngài không
biết những điều ngài định nói có phải là sự thật hay không”.
Socrates
nói.
“Nào, bây giờ chúng ta qua lớp lọc thứ 2 được dùng để tìm
ra Thiện Ý. Ngài có khẳng định
rằng ngài hoàn toàn xuất phát từ thiện ý không, khi định kể cho tôi nghe những chuyện xấu của
bạn tôi?”, Socrates hỏi.
“Không, ngược lại…” Vị khách của Socrates trả lời.
“Thế nên những chuyện xấu của bạn tôi có thật hay không vẫn là một câu hỏi”
“Xin ngài chớ vội buồn” - Socrates nói, “có thể ngài sẽ qua lớp lọc còn lại”
“Xin ngài cho tôi biết: Chuyện mà ngài sắp kể đấy, Có ích cho tôi hay không?”. Người kia đáp: “Không”.
Socrates
nhìn vào mắt của vị khách và nói
“Nếu câu chuyện ngài định kể cho tôi nghe chưa chắc đã
là sự thật và cũng không xuất phát từ thiện ý
và chẳng có ích gì cho tôi, thì ngài định kể để làm gì?
Và liệu tôi sẽ nghe và tin chăng?
Khi đứng trước một sự vật sự việc do người
khác kể, đừng vội tin nó, mà hãy dùng phép thử lọc 3 lớp để tìm
ra chân lý. Đó
chính là một kinh nghiệm sống.
Sau khi đọc câu truyện trên và lời bàn ghi bên dưới, tôi tạm tóm
lại phép thử của Socrates cho tôi:
Một là: Khi định nói xấu một người vắng mặt mà lại qua lời kể lại
của người khác, thì đừng vội tin là đúng sự thật, mà bản thân mình phải kiểm chứng
trực tiếp con người và sự việc trong cuộc.
Hai là: Khi định nói xấu người khác, hẳn là chẳng có ý tốt lành
gì, mà là muốn hạ bệ, bêu xấu, làm giảm giá trị người vắng mặt trước người đối
thoại với mình. Khi không có thiện ý, ý tốt thì hẳn là tư tưởng người nói xấu
cũng bị lệch lạc!
Ba là: Khi định nói xấu người khác cho người đang đối thoại với
mình, có chăng lời nói xấu ấy mang lại ích lợi cho người nghe? Quả thật, người
nghe chẳng có ích lợi gì.
Tóm lại: Có thật không? Có thiện ý không? Và có ích không? Ba
câu hỏi này trước một vấn đề sẽ giúp tôi tìm được chân lý. Kinh nghiệm của
Socrates quả thật quý báu.
Lạy Chúa, Socrates phải chăng là một ngôn sứ ngoại ngạch mà Chúa
dùng để dạy dỗ người cùng thời đại với ông. Và hôm nay, khi đọc lại phép thử 03
lớp của ông, con vẫn cảm thấy rất có ích cho con trong đời sống giao tiếp nhân
sự hằng ngày, trong đời sống nhân bản Kitô giáo nữa, qua đó con tập được lòng
bác ái, vị tha với tha nhân, đặc biệt với những người chung quanh con, cho dù họ
bất toàn. Lạy Chúa, xin giúp con đón nhận tha nhân dù tình trạng họ thế nào,
như Chúa đã từng nói, bệnh nhân mới cần thầy thuốc. Amen.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét