CHÂN THIỆN MỸ MẾN CHÀO CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM

Thứ Năm, 6 tháng 6, 2013

Tin Công giáo, ngày 04.6.2013


01633-120x80VRNs (04.6.2013) – Sài gòn - 1. Đức Thánh Cha chủ sự chầu Thánh Thể hoàn vũ
Theo Radiovatican, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự buổi chầu Thánh Thể trọng thể từ 5 đến 6 giờ chiều Chúa nhật 2-6-2013 tại Đền Thờ Thánh Phêrô.
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử giờ chầu này được cử hành đồng thời tại các nhà thờ chính tòa và nhiều giáo xứ, cộng đoàn và tu viện trên thế giới, bất kể các múi giờ khác nhau. Như tại quần đảo Samoa trong Thái Bình Dương là 4 giờ sáng, Seul Nam Hàn là nửa đêm, Việt Nam là 10 giờ tối.
Đền thờ Thánh Phêrô đông chật các tín hữu. Trong số này có gần 20 Hồng Y và 20 GM, rất đông các nữ tu.
Giờ chầu bắt đầu bằng thánh ca Năm Đức Tin trong khi ĐTC tiến vào Đền Thờ. Tiếp đến một thầy Phó Tế mang Mình Thánh Chúa có các thầy giúp lễ tháp tùng lên bàn thờ chính và đặt vào Mặt Nhật, trong khi ca đoàn và cộng hát bài Adoro te devote (Lạy Chúa Giêsu, con sùng kính thờ lạy Chúa).
Buổi chầu được xen lẫn giữa những phút thinh lặng cầu nguyện riêng, những đoạn sách thánh, các đoạn sách trích lời ĐGH Gioan Phaolô 2, Gioan 23 và Biển Đức 16, cùng với những lời khẩn nguyện, sau cùng là bài ca Tantum Ergo và ĐTC ban phép lành Mình Thánh Chúa cho tất cả mọi người.
Đức TGM Rino Fisichella, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh tái truyền giảng Tin Mừng, cũng là Chủ tịch Ban tổ chức, cho biết ĐTC Phanxicô đã thêm những ý nguyện mà ngài mong muốn các tín hữu hiệp ý cầu trong giờ chầu Thánh Thể chung:
Ý nguyện thứ I là: ”Cầu cho Giáo Hội rải rác khắp thế giới và ngày hôm nay được liên kết với nhau trong việc Thờ Lạy Mình Thánh Chúa. Xin Chúa ban cho Giáo Hội luôn vâng phục lắng nghe Lời Chúa để xuất hiện trước mặt thế giới ”ngày càng xinh đẹp, không vết nhăn và tỳ ố, nhưng thánh thiện và tinh tuyền” (Ep 5,28). Qua việc loan báo trung thành, ước gì Lời cứu độ của Chúa tái vang dội như Lời từ bi và thúc giục các tín hữu tái dấn thân trong tình thương để mang lại ý nghĩa trọn vẹn cho đau khổ và tái lập niềm vui tươi và thanh thản”.
Ý nguyện thứ hai ĐTC đề nghị là:
“Cầu cho những người ở các nơi trên thế giới đang chịu đau khổ vì những thứ nô lệ mới và các nạn nhân của chiến tranh, của nạn buôn người, buôn bán ma túy, phải làm việc như nô lệ, cầu cho cac trẻ em và phụ nữ đang phải chịu mọi hình thức bạo hành. Ước gì tiếng kêu cứu âm thầm của họ được Giáo Hội tỉnh thức lắng nghe, để Giáo Hội ngắm nhìn Chúa Kitô chịu đóng đanh, nhưng không quên bao nhiêu anh chị em bị bỏ mặc cho bạo lực. Ngoài ra chúng ta hãy cầu cho tất cả những người ở trong tình trạng kinh tế bấp bênh, nhất là những người thất nghiệp, người già, người nhập cư, người không gia cư, các tù nhân và những người đang bị gạt ra ngoài lề xã (G. Trần Đức Anh OP)
2. Ngày 03.6, kỷ niệm 50 năm Đức Gioan XXIII qua đời
Theo Romerepost, năm 2013 đánh dấu 50 năm qua đời của Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII, người đã triệu tập Công Đồng Vaticanô II.
Đức Gioan XXIII có tên là Angelo Giuseppe Roncalli. Ngài sinh năm 1881 tại ngôi làng Sotto il Monte, một ngôi làng nhỏ ở tỉnh Bergamo thuộc Miền Bắc nước Ý.
Năm 1905, chàng trai trẻ Giuseppe Roncalli trở thành linh mục khi mới 22 tuổi. Sau đó ngài được bổ nhiệm làm thư ký cho Đức giám mục địa phận.
Năm 1921, Đức Thánh Cha Benêđitô XV bổ nhiệm Đức Giám mục Giuseppe Roncalli làm người đứng đầu Thánh bộ truyền bá đức tin. Ngài cũng được cử làm sứ thần tại Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp và tại Pháp.
Năm 1953, Đức Piô XII phong ngài làm Hồng y và bổ nhiệm làm Đức thượng phụ thành Venice. Đức Hồng Y Giuseppe Roncalli sống tại Venice cho đến năm 1958 khi ngài được bầu làm Giáo hoàng ở tuổi 77.
Trong 5 năm triều đại Giáo hoàng, lần đầu tiên Đức Gioan XXIII phong hồng y cho các quốc gia như Tanzania, Venezuela và Mexico. Trong thập niên 60, Đức Gioan XXIII đã ra vạ tuyệt thông cho ông Fidel Castro của Cuba.
Đức Gioan XXIII đã viết tám thông điệp và ngày 11.10.1962 ngài đã triệu tập Công đồng Vatican II.
Đức Gioan XXIII đã nói: “Các con thân mến, cha lắng nghe tiếng nói của các con. Cả thế giới đang hiện diện nơi đây. Người ta có thể nói rằng, đêm nay, ngay cả mặt trăng cũng đang ngước nhìn vào những gì đang diễn ra.”
Đức Gioan XXII đã chủ trì Công đồng Vatican II mà gọi là “Việc cập nhật của Giáo hội” chỉ trong 8 tháng. Vào ngày 03.6.1963 Đức Gioan XXIII đã qua đời vì căn bệnh ung thư dạ dày.
Người kế nhiệm ngôi Giáo hoàng tiếp theo là Đức Phaolô VI. Quá trình phong chân phước cho Đức Gioan XXIII được bắt đầu khi Công đồng Vatican II kết thúc. Năm 2000, Đức Gioan Phaolô II đã phong chân phước cho Đức Gioan XXIII, sau 37 năm ngài qua đời.
Đức Hồng Y Jose Saraiva Martins khi đó đang làm Tổng trưởng thánh Bộ phong thánh nói: “Tôi ngưỡng mộ Đức Gioan XXIII bởi vì đời sống tâm linh của ngài. Tôi tìm thấy nơi ngài hình ảnh của một vị mục tử, một con người sâu sắc, biết giao tiếp. Đức Gioan XXIII làm cho người ta nhớ lâu về ngài. Ngài là một vị Giáo hoàng tốt lành. Một điều thật phi thường: Đức Gioan XXIII đã triệu tập Công đồng Vatican II, điều mà Đức Piô XII trước đó đã muốn làm.”
Lễ phong chân phước cho Đức Gioan XXIII vào ngày 11.10.2000, nghĩa là trùng vào ngày trước đây ngài đã khai mạc Công đồng Vaticanô II. Cho đến nay, việc triệu tập Công đồng Vaticanô II vẫn được coi là công việc quan trọng nhất trong triều đại của Đức Gioan XXIII.
3. Truyện tranh nói về lịch sử các kỳ Đại hội Giới trẻ thế giới
Theo Romereports, ngày 21.8.2011, tại Madrid, Đức nguyên Giáo Hoàng Benêđitô XVI đã công bố địa điểm tiếp theo tổ chức Đại hội Giới trẻ thế giới là Rio de Janeiro.
Một cậu bé Brazil bị cha mẹ đánh thức. Cậu bé khóc nhưng xen lẫn niềm vui sướng. Cha mẹ cậu không biết những gì Đại hội Giới trẻ thế giới diễn ra và câu chuyện bắt đầu…
Đó là sự khởi đầu của một cuốn truyện tranh nói về lịch sử các cuộc Đại hội Giới trẻ thế giới được tổ chức với các Đức Giáo Hoàng. Quay trở lại thời gian năm 1984, khi Đức Gioan Phaolô II kêu gọi các bạn trẻ tụ họp nhau tại Quảng trường thánh Phêrô và trao cho họ cây “Thánh giá giới trẻ”. Kể từ đó, cách hai hoặc ba năm, một thành phố tại một Châu lục khác nhau lại tổ chức Đại hội Giới trẻ thế giới.
Người kể kể truyện trong tập chuyện giải thích rằng, sự kiện lớn này không chỉ là cơ hội gặp gỡ Đức Giáo Hoàng nhưng nó còn có ý nghĩa hơn nhiều. Thông qua đoạn phim hoạt hình, tác giả giải thích Thiên Chúa giáo bắt đâu như thế nào, việc Đức Giêsu gặp các Tông đồ và kêu gọi họ đi theo Ngài.
Ấn phẩm của cuốn sách có sáu ngôn ngữ khác nhau, bao gồm tiếng Tây Ban Nha, Anh, Bồ Đào Nha. Đây là lần thứ hai, Đại hội Giới trẻ thế giới là cảm hứng cho một cuốn truyện tranh. Đại hội Giới trẻ thế giới năm 2011 tại Madrid cũng đã gợi hứng cho cuốn “Lữ hành” trong đó câu chuyện nói về cuộc bầu cử lên ngôi Giáo hoàng của Đức Benêđitô XVI
4. Một thánh lễ cho Châu Âu
Theo Zenit, một “Thánh lễ cho Châu Âu” sẽ được tổ chức vào lúc 6 giời 30 chiều, ngày 18.6.2013 tại nhà thờ chính tòa Đức Mẹ ở Strasbourg, Miền Đông nước Pháp. Thánh lễ kính thánh Cirilô và thánh Mêthôđiô (Methodius), hai đấng bảo trợ của Châu Âu, nhân kỷ niệm 1150 các ngài qua đời.
Thánh lễ do Đức Tổng Giám mục Jean-Pierre Grallet của Strasbourg chủ sự cùng với sự hiện diện của Đức Hồng Y Dominik, Tổng giám mục Prague, Đức ông Aldo Giordano, quan sát thường trực của Tòa thánh tại Hội đồng Châu Âu.
Thánh lễ được tổ chức là sáng kiến của các Đại diện thường trực của Cộng Hòa Séc, Cộng Hòa Slovakia, Phái đoàn thường trực của Tòa thánh tại Hội đồng Châu Âu và của Giáo phận Stransbourg cùng với sự hợp tác của nhiều cơ quan đại diện thường trực của các nước Đông-Nam Đông Âu.
Các nhà tổ chức cho biết: “Chúng tôi ấn tượng bởi công việc của thánh Cirilô và thánh Mêthôđiô, các ngài là cha đẻ nền văn hóa của nhiều quốc gia Châu Âu. Do đó, chúng tôi muốn kỷ niệm một trong những ngày quan trọng nhất trong lịch sử của lục địa Châu Âu trong tinh thần và chia sẻ. Việc kỷ niệm sự xuất hiện của thánh Cirilô và thánh Mêthôđiô là kỷ niệm của nền nghệ thuật, giáo dục và văn hóa vì nó đánh dấu sự ra đời của bảng chữ cái Slavơ đầu tiên. Các bản văn phụng vụ trong nhà thờ ở Slave cho phép các quốc gia tham gia trực tiếp hơn trong việc tạo ra và phát triển nền văn minh Châu Âu vào thời điểm đó.”
Các nhà tổ chức cho biết thêm: “Thông điệp của thánh Cirilô và thánh Mêthôđiô cấp thiết hơn bao giờ hết, bởi nó dựa trên các cuộc gặp gỡ, đối thoại và khám phá của những con người khác nhau để góp phần vào một Châu Âu hiện đại có khả năng thể hiện cùng một lúc tất cả sự phong phú của truyền thống Đông Phương cũng như Tây Phương.”
 PV.VRNs

Không có nhận xét nào: