Đức Giáo Hoàng Francis đến Quảng trường
Thánh Phêrô dưới cái nóng gắt gao của mùa hè Roma, ngài ban phước lành
trên đường đi. Ngài trao chiếc mũ bóng chày cho một đứa trẻ để bảo vệ nó
khỏi nhiệt độ cao.
Trong bài giáo lý, Đức Thánh Cha Phanxicô mô tả Giáo Hội như là Thân Thể Chúa Kitô.
Ngài nói: “Nếu đầu bị tách ra khỏi cơ
thể, thân mình không thể tồn tại. Điều đó cũng giống như đối với Giáo
Hội. Chúng ta phải luôn luôn mạnh mẽ liên kết với Chúa Giêsu. “
Đức Giáo Hoàng nói thêm rằng Giáo Hội
không phải là một tổ chức phi chính phủ, hoặc một tổ chức văn hóa hay
chính trị. Ngài giải thích rằng Giáo Hội là một cơ thể sống, Chúa Giêsu
là người đứng đầu, người nuôi dưỡng và hướng dẫn GH trên đường đi. Ngài
cũng kêu gọi hiệp nhất Kitô giáo. Ngài nói tiếp:
“Chúng ta là người Công giáo nên phải cầu
nguyện với nhau, nhưng chúng ta cũng nên cầu nguyện cho các Kitô hữu
khác. Chúng ta phải cầu nguyện để Thiên Chúa có thể ban cho tất cả chúng
ta được nên một. Được đoàn kết!
Nhờ sự linh hứng của Chúa Thánh Thần,
ngài nói sự hiệp nhất luôn luôn có thể. Nhưng để bắt đầu xây dựng sự
hiệp nhất phải khởi đi từ việc tìm kiếm sự hiệp nhất trong tổ ấm gia
đình, nơi mỗi người và trong giáo xứ.
“Chúng ta không nên đi theo con đường của
chia rẽ, cũng không phải là con đường của các cuộc xung đột giữa chúng
ta. Không! Tất cả chúng ta nên hiệp nhất. Dù giữa chúng ta có nhiều khác
biệt nhưng tất cả phải hiệp nhất . Luôn luôn đoàn kết. Đó là con đường
chân chính của Chúa Giêsu. “
Trong ánh sáng của lời kêu gọi hiệp nhất
Kitô giáo, Đức Giáo Hoàng nói rằng từ sáng sớm ngài đã gặp một mục sư
Tin Lành. Cả hai đều cầu nguyện cho sự hiệp nhất Kitô giáo.
2. Phê chuẩn một phép lạ thứ hai qua sự cầu bầu của Chân Phước Gioan Phaolô II
Theo CAN 19.06. 2013, các nhà thần học
tại Thánh Bộ Phong Thánh đã phê chuẩn một phép lạ thứ hai được cấp thông
qua sự cầu bầu của Chân Phước Gioan Phaolô II, đưa ngài tiến dần đến
việc được tuyên bố là một vị thánh.
“Việc công bố án phong thánh chỉ cần sự
chấp thuận của Ủy ban các Hồng y, các Giám mục và chữ ký cuối cùng của
Đức Thánh Cha Phanxicô” .
Trước khi Đức Gioan Phaolô II có thể được
phong thánh, Thánh Bộ chính thức phải chấp thuận các phép lạ và trình
bày cho Đức Thánh Cha Phanxicô. Đức Thánh Cha Francis sau đó sẽ ban hành
và tổ chức mừng lễ phong thánh.
Phép lạ được cho là đã được chấp thuận,
bởi hai bác sĩ vào tháng Tư, phép lạ đến như là những cách chữa trị mà
không thể được giải thích được trên phương diện tự nhiên.
Vào 02 tháng 4, Đức Ông Slawomir Oder,
thỉnh nguyện viên cuối cùng cho án phong thánh đệ trình lên Đức Giáo
Hoàng , nói với CAN: như một phép lạ thứ hai được tìm thấy, “tôi đã chọn
một số trường hợp và Thánh Bộ phong thánh đã chọn một trong những
người, mà họ đang đánh giá. “
Thánh Bộ phong thánh nghiên cứu từng
trường hợp một cách chặt chẽ, để xác định rằng khoa học không thể có lời
giải thích cho phép lạ này, rằng có một mối quan hệ trực tiếp đến sự
can thiệp của các vị thánh .
Đức Ông Oder đã nói với Avvenire – người
Ý: mỗi ngày dường như phép lạ vẫn được thực hiện qua lời cầu bầu Chân
Phước Gioan Phaolô II đã diễn ra tại Ba Lan, Ý, Tây Ban Nha, Hoa Kỳ,
Mexico, Colombia và Brazil.
Đức Thánh Cha Benedict XVI phong Chân
phước cho ngài vào ngày 01 tháng 5 năm 2011, sau khi nữ tu người Pháp,
Marie Simon-Pierre, đã được chữa khỏi một cách thần kỳ căn bệnh
Parkinson nhờ lời cầu nguyện của ngài.
ANSA phỏng đoán rằng Đức Giáo Hoàng Francis có thể phong thánh cho ngài vào vào thời gian không xa.
Chân Phước Gioan Phaolô II qua đời hơn
tám năm trước đây, vào ngày 02 tháng tư 2005. Kể từ khi ngài được phong
Chân phước, lễ tưởng niệm của ngài đã được tổ chức trong một số giáo
phận, vào ngày 22- ngày kỷ niệm- ngài được bổ nhiệm như là Giám Mục
Rôma.
3. Đức Thánh Cha kêu gọi liên đới và giúp đỡ các gia đình tị nạn
Theo Việt Vatican, vào cuối buổi tiếp
kiến chung sáng 19-6-2013, tại Quảng trường thánh Phêrô, ĐTC kêu gọi
liên đới, đón nhận và giúp đỡ các gia đình tị nạn, đồng thời dấn thân
đón nhận và làm chứng Tin Mừng Sự Sống.
Ngày mai là Ngày Thế Giới về người tị
nạn. Năm nay chúng ta hãy lưu tâm đến tình trạng các gia đình tị nạn,
phải vội vã rời bỏ gia cư và quê hương, đánh mất mọi sản nghiệp và an
ninh để trốn chạy bạo lực, bách hại hoặc những vụ kỳ thị trầm trọng vì
lý do tuyên xưng tôn giáo, hoặc thuộc về một nhóm chủng tộc, hay vì
chính kiến.
Ngoài những nguy hiểm gặp phải trong cuộc
chạy trốn, nhiều khi các gia đình tị nạn ấy còn bị nguy cơ phân rẽ, và
tại những nước nhập cự, họ phải đối đầu với những nền văn hóa và xã hội
khác biệt. Chúng ta không thể thiếu nhạy cảm đối với những gia đình ấy
và tất cả những anh chị em tị nạn: chúng ta được kêu gọi giúp đỡ họ, cởi
mở cảm thông và đón tiếp họ.
”Ước gì trên toàn thế giới không thiếu
những người và tổ chức giúp đỡ những người tị nạn: nơi khuôn mặt họ có
in khuôn mặt của Chúa Kitô!
Mặt khác, ĐTC cũng lên tiếng kêu gọi bệnh vực sự sống và nói rằng:
“Chúa nhật vừa qua, trong Năm Đức Tin,
chúng ta đã cử hành Thiên Chúa là Sự Sống và là nguồn mạch sự sống, Chúa
Kitô Đấng ban cho chúng ta sự sống thần linh, Chúa Thánh Linh giữ gìn
chúng ta trong quan hệ sinh tử của những người con đích thực của Thiên
Chúa. Một lần nữa tôi muốn mời gọi tất cả mọi người hãy đón nhận và làm
chứng về Tin Mừng sự sống, thăng tiến và bảo vệ sự sống trong mọi chiều
kích và mọi giai đoạn. Kitô hữu là người ”ủng hộ sự sống”, là người thưa
”xin vâng” đối với Thiên Chúa, là Đấng Hằng Sống” (SD 19-6-2013)
4. Bốn nhà thờ bị đốt cháy bởi Boko Haram tại Nigeria
Thei Fides đưa tin – Bốn nhà thờ đã bị
đốt cháy trong một cuộc tấn công, có khả năng do các thành viên thuộc
nhóm thánh chiến Boko Haram khởi xướng tại bang Borno, một trong ba bang
nằm ở phía bắc Nigeria. Trước đó, bang này đã được đặt trong tình trạng
khẩn cấp. Một nhóm đàn ông có vũ trang với bom xăng và các thiết bị nổ
tự chế đã tấn công các cộng đồng tại Gwoza Hills gồm Hwa’a, Kunde,
Gathahure, Gjigga, và đốt cháy 4 nhà thờ cũng như cướp bóc gia súc,
nguồn ngũ cốc dự trữ của người dân tại đây.
Trao đổi với hãng thông tấn Fides, Đức
Cha. Ignatius Ayau Kaigama, Tổng Giám mục giáo phận Jos và là Chủ tịch
Hội đồng Giám mục Công giáo Nigeria cho biết “Đáng tiếc là tôi không có
thông tin chính xác và tôi cũng không biết những nhà thờ Kitô giáo bị
phá hủy thuộc cộng đoàn nào” “Tại các khu vực bị ảnh hưởng bởi các hoạt
động quân sự, mọi thông tin liên lạc đều bị cắt đứt và tôi cũng không
thể liên lạc được với Đức Giám Mục của giáo phận Maiduguri”
Mặc dù xảy ra sự cố trên, Đức Tổng Giám
Mục nói rằng “những hành động của quân đội Nigeria và việc áp đặt tình
trạng khẩn cấp đã giúp người dân cảm thấy yên tâm và an toàn hơn.”
Trước các cuộc tấn công gần đây tại
Niger , Đức Cha Kaigama nói “Điều chắc chắn là Boko Haram đang phối hợp
với các nhóm thánh chiến bị trục xuất tại Mali” Ngài nói tiếp “Boko
Haram là một vấn đề khu vực và cần phải được giải quyết của cả khu vực.
Giờ đây chúng ta cần phải tập hợp các nguồn lực từ Nigeria, Niger và
Mali để giải quyết các mối đe dọa từ các nhóm thánh chiến. Tôi nghĩ,
cuối cùng chúng sẽ bị đánh bại “
PV.VRNs
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét