* * *
“Nước dạy chúng ta phải biết sống làm sao…
Nước chảy đến đâu thì đem sự sống đến đó và phân chia cho hết mọi người, mọi vật cần đến nó. Nước tốt lành và vô vị lợi.
Nước hiểu biết cái gì không bằng phẳng của đất đai, nên nó san bằng tất cả. Nước công bằng.
Khi chảy xuống thấp nước không lưỡng lự dựa vào vách đá cheo leo. Nước khiêm tốn.
Mặt nước thì nhẵn nhụi phẳng phiu nhưng nó cũng có thể tạo thành vực sâu ẩn kín. Nước khôn ngoan.
Nếu nước gặp tảng đá chắn lối, thì nó chảy vòng quanh đá tảng. Nước biết nhịn nhục.
Sức mạnh của nước hoạt động ngày đêm để chiến thắng chướng ngại. Nước kiên trì.
Dù
có phải chịu biết bao sóng gió đi nữa, nhưng không bao giờ, không một
giây phút nào, nước đánh mất đi hướng đi vĩnh cửu của nó là chảy ra biển
khơi: nó ý thức về đích tới của mình. Và cho dù thường khi có vẩn đục
đi nữa, nó luôn cố gắng trong sạch trở lại. Nước có sức mạnh luôn canh
tân chính mình.”
* * *
Nước
đã tạo nên một hình ảnh sống động và trung thực đến nổi nó trở thành
sức mạnh cho nhiều người, đặc biệt khi họ gặp sóng gió trong cuộc đời.
Cụ thể, hình ảnh của nước,“Thuỷ tự hạ” đã giúp linh mục Tađêô Nguyễn văn
Lý suy niệm và nó đã trở thành câu châm ngôn sống của ông trong những
năm tháng tù đày. Vậy, chúng ta cùng nhau phân tích câu văn của tác giả
ẩn danh trong Bài học của nước, “Khi chảy xuống thấp nước không lưỡng lự
dựa vào vách đá cheo leo.”
Vâng,
có những lúc trong cuộc đời đã thực sự “xuống thấp.” Sự “xuống thấp” ở
đây cũng có thể là bị vùi dập vì tình hình chính trị, nước mất nhà tan;
sự “xuống thấp” ở đây cũng có thể là bị hiểu lầm trong gia đình, người
thân, cộng đoàn; sự “xuống thấp” ở đây cũng có thể do sự yếu đuối của
thân phận con người làm ta vấp ngã trong đời sống nội tâm mà không thể
tự mình thoát ra khỏi vòng tội lỗi được. Ít hay nhiều, chúng ta phần nào
cũng đã trải qua và sẽ tiếp tục cảm nghiệm bị rơi vào tình trạng “xuống
thấp.” Nước dạy cho chúng ta rằng, “đừng lưỡng lự dựa vào vách đá cheo
leo” khi ta bị xô đẩy xuống thấp. Trong bài này, mục Sống Sao Cho Đẹp
xin đưa một ví dụ điển hình để minh hoạ cho tình trạng bị “xuống thấp.”
* * *
Thật
khâm phục biết bao khi nhiều bậc cha anh đến Hoa Kỳ vào những thập niên
1980 đến 1990. Phần lớn trong số những người này, họ là thần phần ưu
tứu của Việt Nam Cộng Hoà. Họ đã từng là những vị tướng lãnh, viên chức
chính trị cao cấp, giáo sư, kỹ sư có học vị và địa vị. Thế nhưng, đâu có
ai ngờ chính họ là người đã bị dồn vào thế phải “xuống thấp.” Không
những bị dồn vào thế, mà chính mạng sống của họ cũng bị lâm nguy trong
các trại cải tạo và nhà tù của nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam. Rất
nhiều vị anh hùng đã ra đi trong tình trạng bị “xuống thấp” này. Một số
những người còn sống sót, họ được định cư tại Hoa Kỳ theo nhiều diện
khác nhau, thế nhưng cuộc đời của học tiếp tục là bị rơi vào thế phải
“xuống thấp.” Điều đáng hãnh diện cho cho con cháu của họ nói riêng và
người Việt Nam nói chung, chính là khi họ bị đẩy vào xuống chỗ thấp,
cũng như dòng nước, họ đã không ngần ngại dựa vào “vách đã cheo leo” để
ẩn mình, để bám dữ lý tưởng, để tiếp tục cầm cự cho con cháu, cho thế hệ
mai sau. Chính vì thái độ không “lưỡng lự dựa vào vách đá cheo leo này”
họ đã dấn thân làm mọi công việc dù tầm thường nhưng chân chính, như
rửa chén, bồi bàn, lau chùi nhà vệ sinh,…Có đau xót không khi nhà mất
nước tan? Có ưu phiền không khi gia đình chia lìa, vợ chồng xa cách, con
cái mất tin? Có uất ức không khi thanh bại danh liệt nơi xứ người? Có,
và rất rất nhiều; rất nhiều đau xót, rất nhiều uất ức, rất nhiều ưu
phiền. Thực như thế, những nỗi đau ấy tiếp tục quặn xé trong con tim của
họ từng ngày từng giờ khi họ phải âm thầm khiêm tốn làm những công việc
ở những môi trường ngôn ngữ không hiểu, văn hoá không quen, và với con
người không thân.
Ôi
những bậc cha anh đã chiến bại trong chiến trường nhưng đã chiến thắng
trong đời thường! Họ đã giữ vững niềm tin; họ đã và vẫn nuôi hy vọng cho
tự do, cho dân chủ bằng sự dấn thân không phải chỉ đã đổ máu trong
chiến trận, mà còn nước mắt và một sự bỏ mình không ngơi nghỉ trong các
nhà hàng, chợ búa, công xưởng; họ chấp nhận xuống chỗ thấp nhất để chỉ
vì lý tưởng và niềm tin cho Việt Nam. Họ xuống thật thấp để con em của
họ - thế hệ Việt Nam hai và ba – ngẩng cao đầu. Khi con thuyền bị giông
tố vùi dập, nhiệm vụ chính yếu của thuyền trưởng là giữ vững con thuyền
được bằng an, chờ trời quang mây tận, lúc ấy mới định hướng đi. Thật
đáng khâm phục và hãnh diện về những thuyền trưởng Việt Nam!
* * *
Bạn
thân mến, sức mạnh của nước là chỗ đó. Sức mạnh của sự khiêm tốn là chỗ
đó. Như thế, khiêm tốn không phải là thua cuộc, nhưng là biết nhìn nhận
tình trạng con người thật của mình, trong hoàn cảnh thật của mình, và
sống đúng phẩm chất thật của mình.
Chúng
ta cầu chúc nhau sống khiêm tốn và tiếp tục khám phá sức mạnh của khiêm
tốn – Đừng ngại “lưỡng lự dựa vào vách đá cheo leo” khi phải “xuống
thấp.”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét