Viết bởi LM. Anthony Đinh Minh
Tiên, OP
Chủ Nhật Lễ Hiển Linh, Năm ABC
Bài đọc: Isa 60:1-6; Eph 3:2-3,
5-6; Mt 2:1-12.
1/ Bài đọc I: 1 Đứng
lên, bừng sáng lên! Vì ánh sáng của ngươi đến rồi.
Vinh quang của ĐỨC CHÚA như bình minh chiếu toả trên ngươi.
Vinh quang của ĐỨC CHÚA như bình minh chiếu toả trên ngươi.
2 Kìa bóng tối bao trùm mặt
đất, và mây mù phủ lấp chư dân;
còn trên ngươi ĐỨC CHÚA như bình minh chiếu toả, vinh quang Người xuất hiện trên ngươi.
còn trên ngươi ĐỨC CHÚA như bình minh chiếu toả, vinh quang Người xuất hiện trên ngươi.
3 Chư dân sẽ đi về phía ánh
sáng của ngươi,
vua chúa hướng về ánh bình minh của ngươi mà tiến bước.
vua chúa hướng về ánh bình minh của ngươi mà tiến bước.
4 Đưa mắt nhìn tứ phía mà
xem, tất cả đều tập hợp, kéo đến với ngươi:
con trai ngươi từ phương xa tới, con gái ngươi được ẵm bên hông.
con trai ngươi từ phương xa tới, con gái ngươi được ẵm bên hông.
5 Trước cảnh đó, mặt mày ngươi
rạng rỡ, lòng ngươi rạo rực, vui như mở cờ,
vì nguồn giàu sang sẽ đổ về từ biển cả, của cải muôn dân nước sẽ tràn đến với ngươi.
vì nguồn giàu sang sẽ đổ về từ biển cả, của cải muôn dân nước sẽ tràn đến với ngươi.
6 Lạc đà từng đàn che rợp đất,
lạc đà Ma-đi-an và Ê-pha: tất cả những người từ Sơ-va kéo đến,
đều mang theo vàng với trầm hương, và loan truyền lời ca tụng ĐỨC CHÚA.
đều mang theo vàng với trầm hương, và loan truyền lời ca tụng ĐỨC CHÚA.
2/ Bài đọc II: 2 Hẳn
anh em đã được nghe biết về kế hoạch ân sủng mà Thiên Chúa đã uỷ thác cho tôi,
liên quan đến anh em.
3 Người đã mặc khải để tôi
được biết mầu nhiệm Đức Ki-tô như tôi vừa trình bày vắn tắt trên đây.
5 Mầu nhiệm này, Thiên Chúa
đã không cho những người thuộc các thế hệ trước được biết, nhưng nay Người đã
dùng Thần Khí mà mặc khải cho các thánh Tông Đồ và ngôn sứ của Người.
6 Mầu nhiệm đó là: trong Đức
Ki-tô Giê-su và nhờ Tin Mừng, các dân ngoại được cùng thừa kế gia nghiệp với người
Do-thái, cùng làm thành một thân thể và cùng chia sẻ điều Thiên Chúa hứa.
3/ Phúc Âm: 1 Khi Đức
Giê-su ra đời tại Bê-lem, miền Giu-đê, thời vua Hê-rô-đê trị vì, có mấy nhà
chiêm tinh từ phương Đông đến Giê-ru-sa-lem, 2 và hỏi: "Đức Vua
dân Do-thái mới sinh, hiện ở đâu? Chúng tôi đã thấy vì sao của Người xuất hiện
bên phương Đông, nên chúng tôi đến bái lạy Người."
3 Nghe tin ấy, vua Hê-rô-đê
bối rối, và cả thành Giê-ru-sa-lem cũng xôn xao. 4Nhà vua liền triệu tập tất
cả các thượng tế và kinh sư trong dân lại, rồi hỏi cho biết Đấng Ki-tô phải
sinh ra ở đâu.
5 Họ trả lời: "Tại
Bê-lem, miền Giu-đê, vì trong sách ngôn sứ, có chép rằng: 6"Phần ngươi,
hỡi Bê-lem, miền đất Giu-đa, ngươi đâu phải là thành nhỏ nhất của Giu-đa, vì ngươi
là nơi vị lãnh tụ chăn dắt Ít-ra-en dân Ta sẽ ra đời."
7 Bấy giờ vua Hê-rô-đê bí mật
vời các nhà chiêm tinh đến, hỏi cặn kẽ về ngày giờ ngôi sao đã xuất hiện. 8 Rồi
vua phái các vị ấy đi Bê-lem và dặn rằng: "Xin quý ngài đi dò hỏi tường tận
về Hài Nhi, và khi đã tìm thấy, xin báo lại cho tôi, để tôi cũng đến bái lạy Người."
9 Nghe nhà vua nói thế, họ
ra đi. Bấy giờ ngôi sao họ đã thấy ở phương Đông, lại dẫn đường cho họ đến tận
nơi Hài Nhi ở, mới dừng lại. 10 Trông thấy ngôi sao, họ mừng rỡ vô
cùng.
11 Họ vào nhà, thấy Hài Nhi
với thân mẫu là bà Ma-ri-a, liền sấp mình thờ lạy Người. Rồi họ mở bảo tráp, lấy
vàng, nhũ hương và mộc dược mà dâng tiến.
12 Sau đó, họ được báo mộng
là đừng trở lại gặp vua Hê-rô-đê nữa, nên đã đi lối khác mà về xứ mình.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Chúa
Kitô là ánh sáng cho muôn dân.
Đứng trước cùng một biến cố xảy
ra, con người có những phản ứng khác nhau, tùy thuộc vào sự cần thiết và hy vọng
của con người: có người dửng dưng, có người đàn áp, và có người nhiệt thành đón
nhận. Biến Cố Nhập Thể của Đức Kitô cũng thế, dù được báo trước và dặn phải chuẩn
bị sẵn sàng, nhiều người Do-Thái vẫn không chuẩn bị để đón nhận Chúa Cứu Thế;
nhưng các Mục-đồng và Ba Nhà Đạo Sĩ từ phương xa nhiệt thành đi tìm và họ đã
tìm thấy Đấng Cứu Thế.
Các Bài Đọc hôm nay tập trung
vào Mầu Nhiệm Cứu Độ của Thiên Chúa. Trong Bài Đọc I, Tiên-tri Isaiah cho thấy
trước Ngày Thiên Chúa sẽ ban Ơn Cứu Độ của Ngài như vinh quang cho Jerusalem và
như ánh sáng cho muôn dân. Trong Bài Đọc II, Thánh Phaolô nhắc nhở cho các tín
hữu của ngài về Mầu Nhiệm Cứu Độ của Thiên Chúa. Theo Mầu Nhiệm này, Thiên Chúa
chọn Dân Do-Thái như Dân Riêng để chuẩn bị cho Đấng Cứu Thế ra đời; nhưng khi
Ngài đến, Ngài sẽ ban Ơn Cứu Độ cho tất cả mọi người qua niềm tin của họ vào Đức
Kitô. Trong Phúc-Âm, Thánh Matthew tường thuật 3 phản ứng chính của con người
khi phải đối diện với Tin Mừng của Đấng Cứu Thế: thờ ơ lạnh nhạt, lập kế tiêu
diệt, và nhiệt thành đi tìm.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Chúa Kitô là vinh
quang của Israel và là ánh sáng cho muôn dân.
1.1/ Sự sáng của Thiên Chúa đã
chiếu tỏa trên Jerusalem: “Đứng lên, bừng sáng lên! Vì ánh sáng của ngươi đến rồi.
Vinh quang của Đức Chúa như bình minh chiếu toả trên ngươi.”
Chương 60 của Sách Tiên Tri
Isaiah được viết sau thời gian Lưu Đày Babylon; lúc đó Jerusalem còn là một
thành trì hoang phế bởi chiến tranh. Vì thế, đọan văn này không có ý nói về
Thành Jerusalem cách thể lý, nhưng nói về một Jerusalem tinh thần, tượng trưng
cho dân tộc Israel. Người làm cho Jerusalem được đứng dạy, được bừng sáng, là
Thiên Chúa; chứ không phải dân tộc Israel. Ánh sáng và vinh quang của Đức Chúa
đây chính là Ơn Cứu Độ, mà Ngài đã hứa ban cho Jerusalem qua các Tiên-tri. Ơn Cứu
Độ nói tới ở đây không chỉ là việc giải thóat và cho dân Israel được trở về
Jerusalem từ chốn Lưu Đày Babylon; nhưng còn bao gồm cả việc gỉai phóng Israel
khỏi nô lệ của tội lỗi qua Đấng Thiên Sai.
Tác giả nêu bật sự tương phản giữa
ánh sáng của Jerusalem và bóng tối của chư dân qua câu: “Kìa bóng tối bao trùm
mặt đất, và mây mù phủ lấp chư dân; còn trên ngươi Đức Chúa như bình minh chiếu
toả, vinh quang Người xuất hiện trên ngươi.” Trước khi Đấng Cứu Thế xuất hiện,
người Do-Thái quan niệm: chỉ có họ mới là Dân Riêng của Thiên Chúa và xứng đáng
được hưởng Ơn Cứu Độ; còn tất cả các dân tộc khác (Dân Ngọai) là những người ngồi
trong bóng tối tăm sự chết, và không được hưởng Ơn Cứu Độ. Bóng tối và mây mù
tác giả muốn nói tới ở đây là việc không biết Thiên Chúa, không biết Ơn Cứu Độ,
và không sống theo đường lối của Thiên Chúa.
1.2/ Chư dân từ khắp nơi sẽ tuôn
đến Jerusalem: Nhưng một khi Đấng Cứu Thế tới, mọi sự đều đổi khác: Ơn Cứu Độ
không còn giới hạn trong dân tộc Israel, nhưng mở rộng tới mọi dân tộc (còn được
gọi chung là Dân Ngọai), như viễn tượng mà Tiên-tri Isaiah đã nhìn thấy hôm
nay: “Chư dân sẽ đi về phía ánh sáng của ngươi, vua chúa hướng về ánh
bình minh của ngươi mà tiến bước. Đưa mắt nhìn tứ phía mà xem, tất cả đều tập hợp,
kéo đến với ngươi: con trai ngươi từ phương xa tới, con gái ngươi được ẵm bên
hông.” Như đã nói ở trên, ánh sáng của Jerusalem chính là Ơn Cứu Độ của Thiên
Chúa. Ánh sáng này soi tỏa cho các dân tộc trên địa cầu, và mọi người sẽ tuôn đến
Jerusalem tinh thần để được hưởng Ơn Cứu Độ này. Tiên-tri Isaiah liệt kê các
thành phần tiến đến Jerusalem bao gồm: (1) Các vua chúa của các quốc gia; và
(2) các con trai và các con gái. Các người con này không có liên hệ với
Jerusalem bằng máu mủ, nhưng bằng niềm tin vào Ơn Cứu Độ của Thiên Chúa.
Khi những điều này xảy ra,
Jerusalem sẽ tràn đầy niềm vui như Tiên-tri loan báo: “Trước cảnh đó, mặt mày
ngươi rạng rỡ, lòng ngươi rạo rực, vui như mở cờ, vì nguồn giàu sang sẽ đổ về từ
biển cả, của cải muôn dân nước sẽ tràn đến với ngươi. Lạc đà từng đàn che rợp đất,
lạc đà Median và Ephah: tất cả những người từ Sheba kéo đến, đều mang theo vàng
với trầm hương, và loan truyền lời ca tụng Đức Chúa.” Trong thế giới thời đó,
giàu sang được đo lường bằng những đòan vật, và lạc đà được coi là thú vật có
giá trị nhất trong việc di chuyển đồ đạc qua sa mạc cho các quốc gia vùng Trung
Đông. Theo Sáng Thế Ký 25:4, Ephah là con trai của Midian, và là cháu của
Jokshan, cha của Sheba. Sheba ngày nay là Nước Yemen. Vàng và nhũ hương là 2
món hàng đắt nhất thời bấy giờ. Điều này chúng ta sẽ đề cập tới trong Phúc Âm,
khi Ba Vua dâng những quà này cho Chúa Hài Đồng.
2/ Bài đọc II: Các Dân Ngoại được
cùng thừa kế gia nghiệp với người Do-Thái.
2.1/ Kế Họach Cứu Độ của Thiên
Chúa qua Đức Kitô: “Hẳn anh em đã được nghe biết về kế hoạch ân sủng mà Thiên
Chúa đã uỷ thác cho tôi, liên quan đến anh em. Người đã mặc khải để tôi được biết
mầu nhiệm Đức Kitô như tôi vừa trình bày vắn tắt trên đây.” Thánh Phaolô viết
Thư này cho các tín hữu Philiphê, khi ngài đang bị cầm tù tại Rome. Ngài nhắc lại
cho họ biết về “kế họach ân sủng” mà Thiên Chúa đã ủy thác cho ngài. Kế họach
này bao gồm hai việc: biến cố trở lại trên đường Damascus và sứ vụ rao truyền
Tin Mừng cho Dân Ngọai được ủy thác cho ngài. Giữa 2 biến cố này là khỏang thời
gian Thánh Phaolô đi vào tĩnh tâm trong sa mạc Arabia, để được Thiên Chúa mặc
khải về mầu nhiệm Đức Kitô cho thánh nhân. Sở dĩ có sự kiện này là vì Thánh
Phaolô đã không được giao tiếp với Đức Kitô như các Tông-đồ khác khi Chúa Giêsu
còn sống trên dương gian.
2.2/ Dân Ngọai cũng được thừa hưởng
Ơn Cứu Độ của Thiên Chúa: “Mầu nhiệm này, Thiên Chúa đã không cho những người
thuộc các thế hệ trước được biết, nhưng nay Người đã dùng Thánh Thần mà mặc khải
cho các thánh Tông-đồ và Tiên-tri của Người. Mầu nhiệm đó là: trong Đức Kitô
Giêsu và nhờ Tin Mừng, các Dân Ngoại được cùng thừa kế gia nghiệp với người
Do-Thái, cùng làm thành một thân thể và cùng chia sẻ điều Thiên Chúa hứa.” Qua
những hàng vắn tắt này, Thánh Phaolô tường thuật cho chúng ta biết 2 giai đọan
chính của Mầu Nhiệm Cứu Độ: (1) Thiên Chúa chọn Dân Do-Thái là Dân Riêng của
Thiên Chúa để được huấn luyện và chuẩn bị cho Đấng Cứu Thế đến; và (2) Khi Đấng
Cứu Thế đến, Ơn Cứu Độ được lan rộng tới mọi người qua việc rao truyền Tin Mừng
và niềm tin của mọi người vào Đức Kitô. Qua việc tuyên xưng đức tin và chịu
Phép Rửa, tất cả cùng được tháp nhập vào thân thể của Đức Kitô.
3/ Phúc Âm: Con người phản ứng
trước ánh sáng của Thiên Chúa.
3.1/ Con người buộc phải có thái
độ trước Tin Mừng về Đức Kitô: Thiên Chúa có thể dùng ngôi sao dẫn đường cho Ba
Nhà Đạo Sĩ một mạch tới Bethlehem, mà không cần phải đi qua Jerusalem; nhưng để
cho mọi người cư ngụ tại Jerusalem có cơ hội đồng đều để lắng nghe Tin Mừng,
Ngài làm mất dấu ngôi sao để Ba Nhà Đạo Sĩ phải vào Jerusalem để loan tin.
Thánh Matthew tường thuật: “Khi Đức Giêsu ra đời tại Bethlehem, miền Judah, thời
vua Herode trị vì, có mấy nhà chiêm tinh từ phương Đông đến Jerusalem, và hỏi:
"Đức Vua dân Do-Thái mới sinh, hiện ở đâu? Chúng tôi đã thấy vì sao của Người
xuất hiện bên phương Đông, nên chúng tôi đến bái lạy Người." Nghe tin ấy,
vua Herode bối rối, và cả thành Jerusalem cũng xôn xao. Nhà vua liền triệu tập
tất cả các Thượng-tế và Kinh-sư trong dân lại, rồi hỏi cho biết Đấng Kitô phải
sinh ra ở đâu. Họ trả lời: "Tại Bethlehem, miền Judah, vì trong sách
Tiên-tri, có chép rằng: "Phần ngươi, hỡi Bethlehem, miền đất Judah, ngươi
đâu phải là thành nhỏ nhất của Judah, vì ngươi là nơi vị lãnh tụ chăn dắt
Israel dân Ta sẽ ra đời."
3.2/ Ba phản ứng của con người
trước ánh sáng: Đứng trước Tin Mừng được loan báo bởi Ba Nhà Đạo Sĩ, chúng ta tổng
hợp được 3 thái độ chính của con người:
(1) Thái độ thờ ơ của Dân Thành
Jerusalem cách chung và của các Thượng-tế và các Kinh-sư nói riêng: Thánh
Matthew ám chỉ Dân Thành biết biến cố Chúa Cứu Thế ra đời trong câu: “Nghe tin ấy,
vua Herode bối rối, và cả thành Jerusalem cũng xôn xao.” Họ xôn xao để tìm ra nơi
chốn sinh ra của Đấng Cứu Thế, rồi âm thầm lên giường đắp chăn ngủ tiếp! Họ có
thể sợ vì trời tối, đường xa, và lạnh lẽo; nhưng đơn giản là vì họ đã có mọi thứ
và không cần tới Đấng Cứu Thế. Các Thượng-tế và các Kinh-sư mang tội nặng hơn,
vì họ là những người thông hiểu Kinh-Thánh và sự cần thiết của việc Đấng Cứu Thế
đến; nhưng họ dùng Kinh-Thánh để tìm ra và chỉ đường cho người khác đến gặp
Ngài; phần họ, gấp sách lại và từ chối không lên đường đi tìm Ngài.
(2) Thái độ muốn tiêu diệt ánh
sáng của Vua Herode: Bấy giờ Vua Herode bí mật vời các nhà chiêm tinh đến, hỏi
cặn kẽ về ngày giờ ngôi sao đã xuất hiện. Rồi vua phái các vị ấy đi Bethlehem
và dặn rằng: "Xin quý ngài đi dò hỏi tường tận về Hài Nhi, và khi đã tìm
thấy, xin báo lại cho tôi, để tôi cũng đến bái lạy Người." Đã không tiếp
nhận ánh sáng, Vua Herode còn toan tính tiêu diệt ánh sáng. Trong cuộc đời,
chúng ta cũng gặp nhiều thái độ như Vua Herode. Họ muốn tiêu diệt ánh sáng vì sợ
ánh sáng sẽ phơi bày những ích kỷ, toan tính, và những xấu xa trong tâm hồn của
họ.
(3) Thái độ nhiệt thành đi tìm
ánh sáng của Ba Nhà Đạo Sĩ: Trớ trêu thay cho dân tộc Do-Thái, họ trông chờ từng
ngày từng giờ và chuẩn bị cho việc đón Đấng Cứu Thế ra đời; nhưng khi Người xuất
hiện, lại chỉ có Ba Nhà Đạo Sĩ là những người Dân Ngọai, từ phương trời xa xôi
đi tìm Người theo dấu một vì sao. Họ không sợ đường xa, trời tối, nguy hiểm,
gió lạnh mùa Đông, và nhất là theo dấu một vì sao mong manh. Họ không nản lòng
khi mất dấu ngôi sao, họ vào Thành Jerusalem với hy vọng sẽ tìm được Ngài trong
lịch sử. Và khi được hướng dẫn của Kinh Thánh (Micah 5:1), họ lại tiếp tục lên
đường. Họ mừng vui khi thấy ngôi sao tái xuất hiện, và họ đã thấy Hài Nhi. Mở
túi hành trang ra, họ dâng 3 lễ vật quí giá nhất cho Hài Nhi: vàng chỉ sự thần
phục Hài Nhi là Vua; nhũ hương chỉ sự thần phục Hài Nhi là Chúa; mộc dược tiên
báo trước Cuộc Thương Khó và cái chết của Hài Nhi. Sau đó, họ được báo mộng là
đừng trở lại gặp vua Herode nữa, nên đã đi lối khác mà về xứ mình.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Thiên Chúa đã tỏ tình thương
qua việc ban Người Con Một của Ngài cho chúng ta, phản ứng của chúng ta làm sao
khi lãnh nhận Tin Mừng này?
- Chúng ta có hăng hái nhiệt
thành lên đường đi tìm Ngài, hay ngại ngùng phải rời bỏ ốc đảo bình an của
chúng ta vì sợ nguy hiểm, tốn thời gian, và lười biếng?
- Rất nhiều lần chúng ta đã quay
lưng lại với sự thật và ánh sáng, không phải vì chúng ta không biết đó là sự thật
hay ánh sáng; nhưng chúng ta sợ: nếu chấp nhận sự thật, chúng ta phải sống điều
sự thật đòi hỏi; nếu phải đến gần ánh sáng, chúng ta phải bỏ những tội lỗi mà
chúng ta đã quá quen thuộc!
Chia sẻ
Đoạn Tin Mừng Lc 2,6b-20 vẽ lên
ba bức tranh chính: (1) Đức Ma-ri-a hạ sinh Đức Giê-su ở Bê-lem. (2) Chuyện những
người chăn chiên được báo tin và tìm đến gặp Hài Nhi. (3) Lời ca ngợi Thiên
Chúa của các sứ thần.
Xin chia sẻ câu chuyện về những
người chăn chiên trong bức tranh thứ hai, liên quan đến các động từ “nghe”, “thấy”,
“nói” và “tôn vinh Thiên Chúa”. Có thể hành trình của những người chăn chiên
cũng là hành trình trở thành môn đệ Đức Giê-su qua mọi thời đại.
Bức tranh về nhân vật những người
chăn chiên thật sinh động. Sứ điệp mà sứ thần dành cho những người chăn chiên
là audio-visuel, nghĩa là vừa nghe bằng tai vừa thấy bằng mắt.
Trước hết những người chăn chiên
thấy sứ thần Chúa đứng bên họ, và vinh quang của Chúa chiếu toả, khiến họ kinh
khiếp hãi hùng (2,9). Kế đến là họ nghe lời sứ thần với hai ý. Một là báo tin
vui: Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong thành vua Đa-vít. Thứ đến là dấu
chỉ để nhận ra Hài Nhi: “Anh em sẽ gặp thấy một trẻ sơ sinh bọc tã, nằm trong
máng cỏ” (2,12). Như thế, lời loan báo của sứ thần không phải chỉ để nghe cho
biết, nhưng là một sứ điệp có khả năng biến “sợ hãi” thành “niềm vui”, có khả
năng biến “lời nói” thành “hành động”: đứng dậy và lên đường.
Đáp trả lời mời gọi, những người
chăn chiên bảo nhau: “Nào chúng ta sang Bê-lem, để xem sự việc đã xảy ra, như
Chúa đã tỏ cho ta biết” (2,15). Họ đã “gặp bà Ma-ri-a, ông Giu-se, cùng với Hài
Nhi đặt nằm trong máng cỏ” (2,16) như lời sứ thần loan báo. Nhờ kiểm chứng “lời
đã nghe” bằng “mắt” đã thấy”, những người chăn chiên xác tín sự kiện đã xảy ra,
từ đó trình thuật chuyển sang đề tài đối thoại với ba khía cạnh:
1) Đối thoại với người khác. Những
người chăn chiên đã kể lại những điều họ đã nghe sứ thần Chúa nói với mình về
Hài Nhi.
2) Đối thoại với chính mình qua
hình ảnh Đức Ma-ri-a hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy và suy đi nghĩ lại trong lòng.
Tự đối thoại với chính mình bằng cách sống với biến cố, tự đặt câu hỏi và tìm
câu trả lời để hiểu ý nghĩa của biến cố.
3) Đối thoại với Thiên Chúa bằng
cách “tôn vinh và ca tụng” (2,20) như những người chăn chiên đã làm.
Câu kết cho thấy điểm nhấn của
câu chuyện: “Các người chăn chiên ra về, vừa đi vừa tôn vinh ca tụng Thiên
Chúa, vì mọi điều họ đã được mắt thấy tai nghe, đúng như đã được nói với họ”
(2,20). Nhắc lại những gì đã thấy và lời loan báo để kết câu chuyện, làm lộ ra
ý nghĩa trình thuật nhắm tới:
Thấy vinh quang Chúa, nghe tin
vui và dấu chỉ của sứ thần, vội vã lên đường; khi đã gặp thì kể cho mọi người
biết và rồi lại ra đi tôn vinh Thiên Chúa.
Đó là hành trình của người tin,
hành trình trở thành môn đệ Đức Giê-su. Nghe, biết, đón nhận, tin vào Người để
rồi ra đi chia sẻ cho người khác và không ngừng ca tụng tình thương của Thiên
Chúa dành cho loài người.
Người chăn chiên là hạng người
thấp nhất trong xã hội, nhưng họ lại là người được loan báo tin vui trước hết.
Không những Thiên Chúa không loại trừ một ai mà Người còn dành ưu ái cho hạng
người thấp nhất trong xã hội. Vì thế, chúng ta đừng bao giờ thất vọng về chính
mình hay nghĩ là Chúa bỏ rơi mình. Thực ra, chỉ có con người bỏ rơi Thiên Chúa
chứ Thiên Chúa không bao giờ bỏ rơi con người.
Đoạn Tin Mừng Lc 2,6b-20 gợi lại
hành trình trở thành người môn đệ và hành trình sứ vụ của chúng ta. Xin cho
chúng ta biết cách nhìn để thấy những gì đã và đang xảy ra trong lịch sử; biết
cách lắng nghe Lời mặc khải để đón nhận tin vui trọng đại cho loài người, để từ
đó xác tín và lên đường, hân hoan loan báo tin vui và cất lời ca tụng Thiên
Chúa như những người chăn chiên đã làm. Để được như thế, ước gì chúng ta luôn
suy đi nghĩ lại trong lòng giáo huấn của Đức Giê-su trong suốt hành trình làm
người, như Mẹ đã làm./.
Giu-se Lê Minh Thông, O.P.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét