Viết bởi LM. Anthony Đinh Minh
Tiên, OP
Lễ Thánh Tổ Phụ Đaminh (Ngày
8 tháng 8)
Bài đọc: Isa 52:7-10; 2 Tim
4:1-8; Mt 5:13-19.
1/ Bài đọc I: 7 Đẹp
thay trên đồi núi
bước chân người loan báo tin mừng, công bố bình an,
người loan tin hạnh phúc, công bố ơn cứu độ
và nói với Xi-on rằng: "Thiên Chúa ngươi là Vua hiển trị."
bước chân người loan báo tin mừng, công bố bình an,
người loan tin hạnh phúc, công bố ơn cứu độ
và nói với Xi-on rằng: "Thiên Chúa ngươi là Vua hiển trị."
8 Kìa nghe chăng quân canh
gác của ngươi
cùng cất tiếng reo hò vang dậy;
họ sẽ được thấy tận mắt ĐỨC CHÚA đang trở về Xi-on.
cùng cất tiếng reo hò vang dậy;
họ sẽ được thấy tận mắt ĐỨC CHÚA đang trở về Xi-on.
9 Hỡi Giê-ru-sa-lem điêu
tàn hoang phế,
hãy đồng thanh bật tiếng reo mừng,
vì ĐỨC CHÚA an ủi dân Người, và cứu chuộc Giê-ru-sa-lem.
hãy đồng thanh bật tiếng reo mừng,
vì ĐỨC CHÚA an ủi dân Người, và cứu chuộc Giê-ru-sa-lem.
10 Trước mặt muôn dân, ĐỨC
CHÚA đã vung cánh tay thần thánh của Người:
ơn cứu độ của Thiên Chúa chúng ta, người bốn bể rồi ra nhìn thấy.
ơn cứu độ của Thiên Chúa chúng ta, người bốn bể rồi ra nhìn thấy.
2/ Bài đọc II: 1 Trước
mặt Thiên Chúa và Đức Ki-tô Giê-su, Đấng sẽ phán xét kẻ sống và kẻ chết, Đấng sẽ
xuất hiện và nắm vương quyền, tôi tha thiết khuyên anh:
2 hãy rao giảng lời Chúa,
hãy lên tiếng, lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện; hãy biện bác, ngăm
đe, khuyên nhủ, với tất cả lòng nhẫn nại và chủ tâm dạy dỗ.
3 Thật vậy, sẽ đến thời người
ta không còn chịu nghe giáo lý lành mạnh, nhưng theo những dục vọng của mình mà
kiếm hết thầy này đến thầy nọ, bởi ngứa tai muốn nghe.
4 Họ sẽ ngoảnh tai đi không
nghe chân lý, nhưng hướng về những chuyện hoang đường.
5 Phần anh, hãy thận trọng
trong mọi sự, hãy chịu đựng đau khổ, làm công việc của người loan báo Tin Mừng
và chu toàn chức vụ của anh.
6 Còn tôi, tôi sắp phải đổ
máu ra làm lễ tế, đã đến giờ tôi phải ra đi.
7 Tôi đã đấu trong cuộc thi
đấu cao đẹp, đã chạy hết chặng đường, đã giữ vững niềm tin.
8 Giờ đây tôi chỉ còn đợi
vòng hoa dành cho người công chính; Chúa là vị Thẩm Phán chí công sẽ trao phần
thưởng đó cho tôi trong Ngày ấy, và không phải chỉ cho tôi, nhưng còn cho tất cả
những ai hết tình mong đợi Người xuất hiện.
3/ Phúc Âm: 13 "Chính
anh em là muối cho đời. Nhưng muối mà nhạt đi, thì lấy gì muối nó cho mặn lại?
Nó đã thành vô dụng, thì chỉ còn việc quăng ra ngoài cho người ta chà đạp thôi.
14 "Chính anh em là
ánh sáng cho trần gian. Một thành xây trên núi không tài nào che giấu được.
15 Cũng chẳng có ai thắp
đèn rồi lại để dưới cái thùng, nhưng đặt trên đế, và đèn soi chiếu cho mọi người
trong nhà.
16 Cũng vậy, ánh sáng của
anh em phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp
anh em làm, mà tôn vinh Cha của anh em, Đấng ngự trên trời.
17 "Anh em đừng tưởng
Thầy đến để bãi bỏ Luật Mô-sê hoặc lời các ngôn sứ. Thầy đến không phải là để
bãi bỏ, nhưng là để kiện toàn.
18 Vì, Thầy bảo thật anh
em, trước khi trời đất qua đi, thì một chấm một phết trong Lề Luật cũng sẽ
không qua đi, cho đến khi mọi sự được hoàn thành.
19 Vậy ai bãi bỏ dù chỉ là
một trong những điều răn nhỏ nhất ấy, và dạy người ta làm như thế, thì sẽ bị gọi
là kẻ nhỏ nhất trong Nước Trời. Còn ai tuân hành và dạy làm như thế, thì sẽ được
gọi là lớn trong Nước Trời.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Rao giảng Tin
Mừng để đưa các linh hồn về cho Chúa.
Cuộc đời của Thánh Đa-minh có thể tóm gọn trong chủ đề: “Rao giảng Tin Mừng để
đưa các linh hồn về cho Chúa.” Thánh Đa-minh yêu mến Thiên Chúa nên muốn đem tất
cả linh hồn về cho Ngài, và cách thức Ngài dùng là “rao giảng Tin Mừng.” Câu
châm ngôn trong cuộc đời của thánh nhân là: “Chỉ nói với Chúa và về Chúa.” Khi
ngài nói với Chúa là lúc ngài cầu nguyện; khi ngài nói về Chúa là lúc ngài rao
giảng Tin Mừng cho tha nhân. Thánh Đa-minh kết hợp cả hai chiều kích của đời
tu: chiêm niệm và hoạt động. Người tu sĩ Đa-minh là người chiêm niệm và sau đó
đem những gì mình đã chiêm niệm chia sẻ cho tha nhân.
Đường lối dùng Tin Mừng để đem các linh hồn về cho Thiên Chúa được đặt căn bản
trên Lời Chúa trong ba bài đọc hôm nay. Trong bài đọc I, ngôn-sứ Isaiah được
Thiên Chúa cho thấy trước ngày Thiên Chúa sẽ cứu độ dân của Ngài, và để cho Tin
Mừng này được loan đi, ngôn sứ thấy sự cao đẹp của những người rao giảng Tin Mừng.
Còn gì đẹp hơn bước chân của những người mang Tin Mừng của Thiên Chúa đến cho
dân của Ngài đang đau khổ! Trong bài đọc II, thánh Phaolô khuyên môn đệ của
ngài là Timothy phải kiên trì trong việc rao giảng, vì ông sẽ gặp nhiều khó
khăn trong việc rao giảng Tin Mừng. Các nhà giảng thuyết phải kiên nhẫn vượt mọi
gian khổ mới có thể đưa các linh hồn về cho Thiên Chúa. Trong Phúc Âm, để có thể
chu toàn thành công sứ vụ rao giảng, nhà giảng thuyết phải kết hợp mật thiết với
Thiên Chúa, lắng nghe tiếng của Ngài, và thực thi những gì Ngài dạy trước khi
loan báo những lời này cho tha nhân.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Đẹp thay trên đồi
núi bước chân người loan báo tin mừng, công bố ơn cứu độ.
1.1/ Thiên Chúa cho dân trở về Sion từ nơi lưu đày: “Đẹp thay trên đồi núi bước chân người loan báo tin mừng, công bố bình an, người loan tin hạnh phúc, công bố ơn cứu độ và nói với Sion rằng: "Thiên Chúa ngươi là Vua hiển trị." Kìa nghe chăng quân canh gác của ngươi cùng cất tiếng reo hò vang dậy; họ sẽ được thấy tận mắt Đức Chúa đang trở về Sion.” Người loan báo Tin Mừng phải loan báo 3 điểm có liên quan mật thiết với nhau, mỗi điểm nói lên một khía cạnh của ơn cứu độ:
1.1/ Thiên Chúa cho dân trở về Sion từ nơi lưu đày: “Đẹp thay trên đồi núi bước chân người loan báo tin mừng, công bố bình an, người loan tin hạnh phúc, công bố ơn cứu độ và nói với Sion rằng: "Thiên Chúa ngươi là Vua hiển trị." Kìa nghe chăng quân canh gác của ngươi cùng cất tiếng reo hò vang dậy; họ sẽ được thấy tận mắt Đức Chúa đang trở về Sion.” Người loan báo Tin Mừng phải loan báo 3 điểm có liên quan mật thiết với nhau, mỗi điểm nói lên một khía cạnh của ơn cứu độ:
(1) Công bố bình an: Bình an là một trong những chữ được tiên-tri Isaiah dùng
nhiều nhất; nó không phải là sự vắng mặt của chiến tranh, nhưng là quà tặng của
Thiên Chúa ban cho con người. Con người được hòa giải với Thiên Chúa; vì thế,
con người có bình an.
(2) Loan tin tốt lành: Tin Mừng đến từ Thiên Chúa, Đấng Tốt Lành. Ngài ban phúc
lành của Ngài cho con người, nhất là tha thứ tội lỗi và cho được hưởng ơn cứu độ.
(3) Công bố ơn cứu độ: Ơn Cứu Độ đến từ Thiên Chúa. Ơn Cứu Độ không chỉ giới hạn
trong việc giải phóng dân Do-thái khỏi lưu đày Babylon; nhưng bao gồm cả việc
giải phóng dân khỏi tội lỗi, và đem lại cho dân sự tốt lành và bình an.
Thiên Chúa là Vua hiển trị, chính Ngài sẽ lãnh đạo dân. Những người canh gác của
Thành Thánh Jerusalem sẽ nhìn thấy Đức Chúa, và cất tiếng reo hò. Ngài sẽ cai
trị dân và cho họ hưởng bình an, những điều tốt lành, và ơn cứu độ.
1.2/ Mọi người sẽ nhìn thấy
Thiên Chúa cứu độ Jerusalem: Sự kiện Chúa giải phóng dân Do-thái khỏi lưu đày
Babylon và cho về lại Jerusalem, là một phép lạ mà các dân trong vùng đều hay
biết: không bằng sức mạnh quân sự, không bằng sức cố gắng của dân Do-thái;
nhưng bằng niềm tin tưởng của Cyrus, vua Ba-tư vào Thiên Chúa. Tương tự khi
Chúa Giêsu giải phóng dân khỏi tội bằng cái chết của Ngài trên Thập Giá tại
Jerusalem, nước Do-thái còn đang dưới ách đô hộ của Đế-quốc Rôma.
2/ Bài đọc II: Hãy rao giảng
lời Chúa, hãy lên tiếng lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện.
2.1/ Những khó khăn trong việc
rao truyền Lời Chúa
(1) Lý do phải trung thành rao giảng: Phaolô đưa ra hai lý do chính để chỉ thị
Timothy phải trung thành rao giảng Tin Mừng: Thứ nhất, Đức Kitô sẽ phán xét kẻ
sống và kẻ chết; không một ai và không một hành động nào của con người thoát khỏi
sự phán xét của Ngài. Thứ hai, Ngài sẽ xuất hiện và nắm vương quyền; lúc đó,
Ngài sẽ trả công cho mỗi người tùy theo việc làm của họ. Vì thế, anh “hãy rao
giảng Lời Chúa, hãy lên tiếng, lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện;
hãy biện bác, ngăm đe, khuyên nhủ, với tất cả lòng nhẫn nại và chủ tâm dạy dỗ.”
Nhiều người chủ trương: “gió chiều nào che chiều đó.” Khi hoàn cảnh xã hội đã đổi,
họ cũng phải thay đổi sao cho phù hợp; vì nếu không thay đổi sẽ bị người khác
ghét và không trở thành phổ thông. Vì thế, nhiều nhà rao giảng có khuynh hướng
thay đổi cách giảng dạy: họ chỉ nói những gì khán giả thích và tránh đề cập những
tội mà khán giả đang mang trong mình. Tiên tri Jeremiah đã tuyên sấm nặng nề
cho các ngôn sứ giả này: Họ sẽ phải chịu trách nhiệm về sự hư đi của khán giả.
(2) Khuynh hướng thay đổi của con người: Phaolô nói trước cho môn đệ mình biết
về sự thay đổi của khán giả: “Thật vậy, sẽ đến thời người ta không còn chịu
nghe giáo lý lành mạnh, nhưng vì ngứa tai, họ sẽ tìm kiếm cho họ những nhà rao
giảng thích hợp với sở thích của họ, và sẽ quay lưng lại với sự thật và hướng về
những chuyện hoang đường.” Điều này không lạ, vì theo tâm lý con người, họ
không muốn ai làm cho họ phải cắn rứt về những chuyện họ đang mang trong lòng;
nhưng chỉ muốn ai khen những chuyện họ làm hoặc nói những chuyện vui cười để giải
trí. Nhà rao giảng Tin Mừng chân chính không được chiều theo thị hiếu của khán
giả, như Phaolô khuyên nhủ Timothy: “anh hãy thận trọng trong mọi sự, hãy chịu
đựng đau khổ, làm công việc của người loan báo Tin Mừng và chu toàn chức vụ của
anh.”
2.2/ Hãy cố gắng dành cho được
phần thưởng không hư nát: Câu hỏi quan trọng đặt ra cho mọi người: Họ muốn làm
vừa lòng ai? Thiên Chúa hay con người? Họ muốn làm vừa lòng Thiên Chúa để lãnh
phần thưởng bất diệt là sự sống đời đời, hay làm vừa lòng con người để lãnh phần
thưởng mau hư nát. Thánh Phaolô cho chúng ta một tấm gương để soi chung: “Còn
tôi, tôi sắp phải đổ máu ra làm lễ tế, đã đến giờ tôi phải ra đi. Tôi đã đấu
trong cuộc thi đấu cao đẹp, đã chạy hết chặng đường, đã giữ vững niềm tin. Giờ
đây tôi chỉ còn đợi vòng hoa dành cho người công chính; Chúa là vị Thẩm Phán
chí công sẽ trao phần thưởng đó cho tôi trong Ngày ấy, và không phải chỉ cho
tôi, nhưng còn cho tất cả những ai hết tình mong đợi Người xuất hiện.”
3/ Phúc Âm: Ánh sáng của
anh em phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp
anh em làm, mà tôn vinh Cha của anh em, Đấng ngự trên trời.
3.1/ Công dụng của muối: Không
có gì rẻ và căn bản hơn muối; nhưng muối làm nhiều điều hữu ích cho con người:
+ Muối tượng trưng cho trong sạch tinh tuyền: vì được kết tinh bởi ánh sáng mặt
trời và nước biển. Kitô hữu là những người đã được rửa sạch bằng máu Đức Kitô
và thấm nhuần mọi quà tặng của Thánh Thần, họ phải trở nên thánh thiện và tinh
tuyền trước khi sinh ích cho người khác.
+ Muối dùng để ngăn ngừa đồ ăn cho khỏi hư: Vì đặc tính mặn mà của muối, nên muối
được dùng để làm cho lương thực khỏi hư: thịt cá cần muối, rau cỏ cần muối như
dưa, cà, kim chi, trái cây cần muối nếu muốn để lâu. Ca dao Việt-nam dùng việc
muối cá để nói lên sự cần thiết của con cái phải vâng lời cha mẹ: “Cá không ăn
muối cá ươn. Con cãi cha mẹ trăm đường con hư.” Nếu điều này cần thiết cho con
cái, những điều dạy dỗ của Đức Kitô còn cần thiết hơn cho các Kitô hữu. Nếu
không có vị mặn của muối, làm sao các Kitô hữu có thể “ướp mặn lòng người.
+ Muối dùng để thêm gia vị cho thực phẩm: Muối không thể thiếu trong việc nấu
ăn, thực phẩm có ngon tới đâu mà nếu không có chất mặn của muối hay nước mắm
(cũng từ muối), cũng trở thành vô vị. Người Kitô hữu đã được trang bị để trở
thành muối cho đời. Điều cần chú ý ở đây là Chúa Giêsu dùng động từ ở thời hiện
tại “là;” có nghĩa: người Kitô hữu đã và luôn có. Bản chất của Kitô hữu có những
điều tốt để giúp cho thế gian trở nên tốt.
3.2/ Công dụng của ánh sáng: Biểu
tượng này còn gần gũi với con người hơn cả muối. Ánh sáng có rất nhiều công dụng.
+ Ánh sáng dùng để soi sáng: Khi trời tối, con người cần ánh sáng để khỏi vấp
ngã và tìm đồ đạc. Người Kitô hữu có sự thật soi sáng để khỏi rơi vào sai lầm.
+ Ánh sáng dùng để sưởi ấm: Khi trời lạnh, con người cần ánh sáng để sưởi ấm
như ánh sáng mặt trời hay lửa. Người Kitô hữu có Thánh Thần để sưởi ấm mọi cô
đơn, buồn khổ.
+ Ánh sáng bảo vệ con người khỏi nguy hiểm: Tội lỗi thường xảy ra ở nơi không
có ánh sáng. Người làm tội lỗi ghét ánh sáng vì họ sợ việc làm đen tối của họ bị
phơi bày...
Chúa Giêsu nói: “Chính anh em là ánh sáng cho trần gian.” Đã là ánh sáng thì
không thể che giấu; nhưng phải đặt trên cao để soi sáng cho mọi người, vì “chẳng
có ai thắp đèn rồi lại để dưới cái thùng, nhưng đặt trên đế, và đèn soi chiếu cho
mọi người trong nhà.” Mục đích của việc soi sáng là để những người chưa biết
Thiên Chúa “thấy những công việc tốt đẹp anh em làm, mà tôn vinh Cha của anh
em, Đấng ngự trên trời.”
3.3/ Anh em đừng tưởng Thầy đến
để bãi bỏ Luật Mô-sê hoặc lời các ngôn sứ: Tất cả Luật và Lời Thiên Chúa phán
ra đều tốt lành và muôn đời không đổi vì phát xuất từ Thiên Chúa và có khả năng
giúp con người sống tốt lành; nhưng vấn đề là ở phía con người. Một số những lý
do làm con người hiểu sai Luật của Thiên Chúa:
(1) Không hiểu nguyên tắc của Lề Luật và phiên dịch Luật theo ý mình: Ví dụ: Luật
ngày Sabbath. Nguyên tắc là để con người nghỉ ngơi và thờ phượng Chúa; chứ
không phải để tranh luận trong những vấn đề liên quan đến sự sống như: có nên
chữa bệnh nhân trong ngày Sabbath, có nên bứt bông lúa để ăn cho khỏi đói, vì
đó thuộc lãnh vực bảo vệ sự sống.
(2) Tạo thêm nhiều Luật khác: Những nhà làm luật của Do-thái tạo thêm 615 luật
từ những Luật Chúa ban cho Moses, ấy là chưa kể những luật bất thành văn (truyền
khẩu) vì vô tình hay vì lợi nhuận (định nghĩa thế nào là của lễ thanh sạch). Những
luật do con người làm ra có thể thay đổi hay hủy bỏ.
Khi Chúa tranh luận những việc liên quan đến Luật, Chúa muốn con người nhận ra
đâu là Luật của Thiên Chúa và đâu là luật của con người. Các kinh sư tranh luận
với Chúa muốn đánh lừa mọi người để kết tội Chúa như người phá bỏ Luật của
Thiên Chúa. Ngài cũng muốn cho họ nhận ra nguyên lý đứng đang sau là tình yêu của
Thiên Chúa dành cho con người, chứ không giữ cách vụ luật.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Điều quan trọng nhất trong cuộc đời là lo sao cho chúng ta và mọi người được
về hưởng hạnh phúc với Thiên Chúa, chứ không phải lo tìm của cải đời này.
- Chúng ta phải học hỏi và sống Tin Mừng của Thiên Chúa trước khi có thể loan
báo Tin Mừng đó cho tha nhân.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét