1.Đức Thánh Cha nhắc lại mục tiêu chính của ĐHGTTG tại Rio trong buổi triều kiến
Romereports-
Đức Thánh Cha Phanxicô trở lại với buổi triều kiến chung như thông lệ
vào thứ Tư tại Quảng trường Thánh Phêrô . Trong những ngày đầu của tháng
Chín, khoảng 50.000 người đã có mặt tại quảng trường .
Đức Thánh Cha xem xét lại những khoảnh khắc chính của chuyến thăm tới
Brazil vào mùa hè , và ngài lại một lần nữa mời gọi các bạn trẻ ra đi
và làm cho thế giới tốt đẹp hơn, kiến tạo thế giới thành nơi tuyệt đẹp
và công bằng hơn.
Như một người đến từ châu Mỹ, Ngài cảm ơn Chúa, trong sự quan phòng của Ngài đã trao cho Ngài món quà xinh đẹp này!
Đức
GH phát biểu: Tôi cũng cảm ơn Đức Mẹ Aparecida ban cho tôi có được sự
hiện diện liên tục . Tôi nhắc lại lời cảm ơn đến các nhà chức trách dân
sự và giáo hội, tôi muốn nói sự tuyệt vời của Brazil đang có! Có ba từ
tôi sẽ sử dụng để mô tả chuyến thăm của tôi : chào đón, thánh lễ, và sứ
vụ
Đức Giáo Hoàng giải thích:
Ngày
Giới Trẻ Thế Giới đặc trưng trước hết bởi sự đón tiếp mở rộng cho tất
cả chúng ta , mỗi lần đều có những thách đố của nó , nhưng có thể được
biến đổi bởi sự đón tiếp tuyệt vời.
Tiếp theo, thánh lễ là đỉnh cao
của Ngày Giới trẻ Thế giới có nhiều kinh nghiệm khi chúng ta ca ngợi
Chúa, lắng nghe lời Người và yêu mến Ngài trong thinh lặng .
Yếu
tố thứ ba là sứ vụ : Chúa Giêsu đã nói “hãy đi và làm cho muôn dân
thành môn đệ các môn đệ”. Sau đó, Ngài nói thêm, “Thầy ở với anh em luôn
luôn”. Điều này là cần thiết! Với Chúa Kitô mà chúng ta có thể mang
Tin Mừng đến cho người khác. Đón tiếp , thánh lễ kỷ niệm, và sứ vụ: có
thể những lời này không chỉ đơn giản là nhắc nhở chúng ta về Rio, nhưng
còn là nguồn cảm hứng cho cuộc sống và cộng đồng của chúng ta .
Cuối
cùng, ĐGH gửi lời chào thân thiện đến với tất cả những người hành hương
và du khách có mặt tại buổi tiếp kiến, bao gồm cả những người từ Anh,
xứ Wales , Man-ta , Ethiopia, Úc , Hàn Quốc , Canada và Hoa Kỳ.
Ngài
mời họ lưu lại trong thành phố vĩnh cửu, đón tiếp họ trong tình yêu vì
Thiên Chúa và Giáo Hội của Người . Ngài cũng không quên chúc lành cho
tất cả các vị khách này.
2.Đức Giáo Hoàng Phanxicô phát biểu: Không bao giờ giết người láng giềng bằng lời nói
Zenit đưa tin, bài giảng trong
Thánh Lễ với các nhân viên của Vatican ở Casa Santa Marta, Đức Giáo
Hoàng Phanxicô đã rút ra từ bài đọc: rao giảng chống lại những tin đồn.
Đài phát thanh Vatican tường
thuật lời Đức Giáo Hoàng :”Ở đâu có Thiên Chúa ở đó không có hận thù,
ganh tị hay ghen tuông, và không có tin đồn ác ý”.
Phụng vụ trong Thánh Lễ này trình bày Tin mừng theo Thánh Luca kể về cuộc gặp của Chúa Giêsu với người dân ở Nazareth.
Khi Chúa Giêsu nói rằng họ
thiếu đức tin, họ vô cùng tức giận, “đứng dậy, lôi Người ra khỏi thành,
và kéo Người lên tận đỉnh núi mà thành này được xây trên đó, để xô người
xuống vực”.
Đức Thánh Cha chỉ ra một tình
huống đã bắt đầu với sự ngưỡng mộ nhưng kết thúc bằng một tội ác do bởi
sự ghen tuông và ganh tị đã khiến họ muốn giết Chúa Giêsu.
Đức Thánh Cha lưu ý: “Đây là điều xảy ra hàng ngày trong tâm hồn, trong cộng đồng của chúng ta,”.
Vào ngày đầu tiên khi một người
mới bước vào một cộng đoàn, ông nói, người ta nói tốt về anh ấy, ngày
thứ hai không tốt lắm, và từ ngày thứ ba trở đi, tin đồn và lời nói xấu
bắt đầu lan ra và họ kết thúc bằng việc “lột da anh ta.”
Đức thánh Cha đặt câu hỏi: chúng ta
thường ngồi lê đôi mách, “nhưng đã bao nhiêu lần các cộng đoàn, ngay cả
gia đình chúng ta trở thành một địa ngục trong đó chúng ta giết những
người anh em bằng lời nói ?”
Một cộng đồng, một gia đình,
Đức Thánh Cha nói, có thể bị phá hủy bởi sự ganh tị đã gieo tội lỗi vào
tâm hồn và làm cho người này nói xấu về người khác.
Ngày nay, chúng ta đang nói
nhiều về hòa bình, chúng ta thấy các nạn nhân của vũ khí, nhưng chúng ta
cũng phải suy nghĩ về vũ khí hàng ngày của chúng ta: “lời nói xấu và
tin đồn.”
Cuối cùng, Đức Thánh Cha kết
luận: ” Để có hòa bình trong cộng đoàn, trong gia đình, trong quốc gia,
trên thế giới, chúng ta phải ở với Chúa,” Ở đâu có Chúa, ở đó không có
ganh tị, không có tội ác, không có hận thù, và không có ghen tuông. Chỉ
có tình huynh đệ. Hãy cầu nguyện với Chúa: không bao giờ giết người láng
giềng bằng lời nói.”
3.Caritas Quốc tế : giải pháp nhân đạo duy nhất tại Syria là thương lượng
Romereports đưa tin, Tuần này ,
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói nhiều về cuộc xung đột tại Syria bằng
những cách khác nhau. Ngài không phải là người duy nhất nói về điều này.
Bên cạnh đó, còn có các tổ chức nhân đạo và Giáo Hội khác cũng lên
tiếng. Caritas quốc tế đã kêu gọi cộng đồng quốc tế hãy tránh một sự can
thiệp vũ trang, gây ra nhiều bạo lực hơn tại Trung Đông.
PATRICK NICHOLSON thuộc tổ chức
Caritas Quốc tế cho biết, “Thái độ rõ ràng của Caritas là cộng đồng
quốc tế nên xem xét việc đưa các bên ngồi lại với nhau để cùng đàm phán
hòa bình và không nên xem xét việc can thiệp quân sự. Can thiệp quân sự ở
Syria chỉ mang lại nhiều sự đổ máu và đau khổ hơn cho người dân Syria.”
Bắt đầu từ năm 2011, cuộc xung
đột tại Syria đã gây thiệt hại nặng đối với chính quốc gia Trung Đông
này. Hơn 100.000 người đã thiệt mạng và theo Caritas quốc tế, hơn 6
triệu người đã bị buộc phải rời bỏ nhà cửa. Đó là cuộc di cư lớn nhất
trong lịch sử hiện đại.
Các
trại tị nạn khác nhau đã được thiết lập tại các nước láng giềng như
Jordan, Thổ Nhĩ Kỳ và Libăng. Libăng có một trại tị nạn chứa được
100.000 người, gần bằng một thành phố nhỏ. Các tổ chức nhân đạo đang cố
gắng để cung cấp thực phẩm, chăn màn, dịch vụ chăm sóc tâm lý và y tế
cho các nạn nhân, nhưng khi số lượng người tăng lên, tình hình càng trở
nên tồi tệ hơn.
PATRICK
NICHOLSON cho biết thêm, “Họ đang sống rất thiếu thốn trong các tòa nhà
tạm bợ và có một gia đình gồm 26 người bao gồm trẻ em đang sống trong
một chuồng bò bên cạnh một hệ thống cống rãnh mở, đầy ruồi nhặng … đó
thực sự là một tình trạng khó khăn đối với những người tị nạn.”
Các
nhà lãnh đạo Giáo Hội tại Trung Đông và các hiệp hội khác đều đồng ý
rằng, bạo lực không nên giải quyết bằng cách tạo ra nhiều bạo lực hơn.
Họ tin rằng, một thỏa thuận ngừng bắn bằng đàm phán mới là giải pháp cho
cuộc khủng hoảng nhân đạo bi thảm này.
Bên cạnh lời kêu gọi hòa bình, Đức Thánh
Cha Phanxicô đã tuyên bố rằng thứ 7 tới đây là “một ngày ăn chay và cầu
nguyện” cho Syria và tất cả các nước khác đang nỗ lực tìm kiếm hòa bình.
PV.VRNs
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét