VRNs (30.08.2013)
– Sài Gòn - Việc tìm kiếm đức tin luôn là duy nhất đối với mỗi người
xét về bối cảnh văn hóa – lịch sử của nó. Không ai bị buộc phải tin. Xác
nhận “tôi tin” tuỳ thuộc vào sự tự nguyện của mỗi người. Ngoài ra, đức
tin không phải là thứ chỉ cần “một lần là đủ”, nó tiến triển theo các sự
kiện xảy ra, theo các giai đoạn của cuộc sống. Đối với một số người,
đức tin sẽ tự khẳng định; với những người khác lại có vẻ thoi thóp. Quan
tâm đến đức tin sẽ mở ra một trải nghiệm rộng lớn hơn so với kinh
nghiệm bản thân, đồng thời sự quan tâm này cũng có thể trình bày qua vài
nét cụ thể.
Tin, một trải nghiệm cần được làm sáng tỏ
“Xem quả biết cây”, tục ngữ nói vậy. Đức
tin cũng tương tự như thế. Cần nhận định đúng vị trí của đức tin trong
trải nghiệm cuộc sống của người tín hữu. – Sự ngây thơ không phải là
đỉnh cao của đức tin.
Thái độ của người tin không loại trừ tính
hữu lý: Tin là phải thúc đẩy sự hiểu biết, cái cho phép chúng ta tiếp
cận điều không biết, điều chưa biết và điều mầu nhiệm. Trí thông minh
tham gia vào việc đón nhận mạc khải.
Đối với các Kitô hữu, Thiên Chúa có sáng
kiến tỏ mình ra cho loài người trong suốt chiều dài lịch sử, đặc biệt
nơi con người của Đức Giêsu. Đức tin không thể lờ mờ trong sự giản đơn
mà đòi hỏi phải suy nghĩ cẩn thận mới thực sự có ý nghĩa cho cuộc sống
con người. – Thông hiểu mọi sự cũng không phải là cách con người nhận
diện được đức tin.
Điều quan trọng là đạt tới và sở hữu Chân lý.
Đức tin, chính xác là không tự khép kín nhưng mở ra với mầu nhiệm, qui hướng về Chân lý và Thiên Chúa.
Đức tin, một sự đáp trả sống động lời mời gọi của Thiên Chúa
Đức tin Kitô giáo cung cấp một cách tiếp
cận kép: Hành vi đầu tiên của đức tin là chuyển đổi (hoán cải). Đó là
việc quay về với Thiên Chúa.
Làm sao có thể tin nếu [trước tiên] tôi
không tin vào bản thân để xây dựng cuộc sống mình? Đối với Kitô hữu, đức
tin còn đòi hỏi phải có sự tin tưởng vào những người đi trước. Truyền
thống Do Thái-Kitô giáo cho chúng ta thừa hưởng một lịch sử lâu đời.
Trong ý nghĩa này, khi chọn đồng hành với cộng đoàn Kitô hữu, chúng ta
loại trừ được nguy cơ tự cô lập mình trong sự chủ quan về đức tin.
Hơn nữa điều này cho phép hiệp thông với
tất cả những ai tìm kiếm Thiên Chúa, và là thời cơ để nhận ra mình là
thành viên của Giáo Hội phổ quát. Hành vi của đức tin là đặt sự tin
tưởng vào Thiên Chúa, [Đấng] được mạc khải như Chúa Cha, Chúa Con và
Chúa Thánh Thần. Sự hiểu biết về nội dung đức tin phải được thể hiện
bằng trải nghiệm cá nhân.
Đức tin luôn là một sự đáp trả sống động
lời mời gọi của Thiên Chúa. Sự đáp trả này loan báo niềm hy vọng, thực
thi bằng hành động cụ thể, làm cho ta trở nên thành viên của cộng đoàn
tín hữu. Nếu lý do khiến chúng ta tin là một chứng cứ cụ thể thì xin
thưa, không có bằng chứng toán học trong vấn đề đức tin.
Chỉ người nào có thể minh định rằng: “Đúng vậy, chính Thiên Chúa đang hiện diện trong cuộc sống của tôi” thì đó mới là kẻ tin.
Paulus Huy
Theo “Qu’est-ce que croire?”, Le cœur de la foi catholique
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét