“Đừng lo lắng về ngày mai, ngày mai cứ để ngày mai lo. Ngày nào
có cái khổ của ngày ấy”.
(Mt 6, 34)
Trong Phương Luyện tâp thân thể Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc có dạy: “Phải tập suy
nghĩ cho chơn chánh”. Chơn chánh đây ngoài ý nghĩa không suy nghĩ đến việc vạy
tà, mà còn có nghĩa làm việc gì cũng phải đem hết chánh tâm thành ý tập trung
đến việc đó, đừng để tâm ý tản mát đến việc khác. Phật giáo gọi là “Chánh
niệm”, làm như vậy là để chúng ta thực sự sống với hiện tại, tức là làm cho:
“Thân
thể mình đây tùy tùng phù hạp với đạo tâm” (Lời Đức Hộ Pháp – Phương tu Đại
Đạo)
Nhiều
triết gia đã khuyên chúng ta hãy trân trọng những gì chúng ta đã có trong hiện
tại, bởi vì trong hiện tại chúng ta chỉ cần mở mắt, lắng tai là chúng ta nghe
thấy, tiếp nhận tất cả sự nhiệm mầu của sự sống. Đó là thời gian ta làm chủ
được ta, từ hít thở đến ăn uồng, nghỉ ngơi, cho đến những công việc phục vụ cho
đời sống. Nên cái gì hiện có trong tầm tay chúng ta là những cái quý giá nhất,
những người mà ta đang tiếp xúc là những nhân vật quan trọng nhất, vì họ có thể
trực tiếp giúp ta, hay ta giúp họ, những việc làm của chúng ta trong hiện tại
là những việc khẩn thiết nhất, kể cả những việc giúp người khác hiểu đạo, để có
được cuộc sống an vui và hạnh phúc thực sự, cũng là việc làm thiết
thực nhất. Bởi vì để những cơ hội hiện tại qua đi, làm sao biết
được ngày mai ta sẽ làm được việc gì, vì không ai có thể tiên lượng ngày mai sẽ
ra sao, nếu chúng ta không quan tâm trọn vẹn vào những cơ hội đến với ta ngày
hôm nay. Có nghĩa là những gì chúng ta có thể làm được ngày hôm nay thì không
nên để dến ngày mai.
Chúng
ta hãy làm như chiếc tàu thủy, cứ đóng chặc từng phòng cách biệt nhau, nhở một
phòng nào thủng ngập nước, cũng không bị chìm, làm hủy diệt cả sự sống của con
tàu. Có nghĩa là giữa quá khứ, hiện tại và tương lai chúng ta hãy đóng chặt
đừng cho tương thông với nhau. Như vậy hiện tại của chúng ta không hề bị ảnh
hưởng, dù quá khứ có đen tối bao nhiêu đi nữa, cũng không phương hại gì đến
hiện tại.
Sự
“tập trung tư tưởng vào từng sinh hoạt trong ngày hôm nay”, ngôn ngữ nhà Phật
gọi là “thân tâm an trú trong hiện tại”. Đức Thế Tôn còn giảng dạy thêm vấn đề
nầy rằng:
“Đừng
tìm về quá khứ,
đừng tưởng tới tương lai.
Quá khứ đã không còn,
tương lai thì chưa tới.
Hãy quán chiếu sự sống,
trong giờ phút hiện tại.
Kẻ thức giả an trú,
vững chãi và thảnh thơi.
Phải tinh tiến hôm nay,
kẻo ngày mai không kịp.
Cái chết đến bất ngờ,
không thể nào mặc cả.
Người nào biết an trú, đêm ngày
trong chánh niệm,
Thì
Mâu ni gọi là: Người Biết Sống Một Mình”.
(Bhaddekaratta Sutta. Majjhima Nikaya – Kinh
Người biết sống một mình –
Bản dịch của Thiền sư Thích Nhất Hạnh).
Bản dịch của Thiền sư Thích Nhất Hạnh).
“Tôi không bao giờ nghĩ đến tương lai vì nó sẽ mau đến thôi.”
Cách duy nhất để hiểu được tương lai là sống càng thiết thực càng tốt trong hiện
tại. Bạn khôngthể ngay tức thì thay đổi ngày hôm qua hay ngày mai, vì thế điều
tối quan trọng là cống hiến tất cả cố gắng cho “ngày hôm nay”. Nó là điều duy nhất có ý
nghĩa, nó cũng là một thứ có một không hai. (ALBERT EINSTEIN)
Lạy Chúa, xin cho con
biết sống vui với hiện tại: chu toàn bổn phận đối với gia đình, với giáo xứ,
với bản thân. Trong hiện tại, có những buồn vui lẫn lộn, có những hạnh phúc,
khổ đau chen lẫn, có những vị ngọt và vị đắng thay nhau v.v… nhưng quan trọng
hơn, con vui với hiện tại vì có Chúa trong con, Chúa sống trong con, Chúa dắt
dìu con bước đi trong đường ngay nẻo chính của Chúa. Chúa là tất cả của đời
con, con vui sống với Ngài ngay hôm nay. Amen.
PVL (29/8/2013)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét