CHÂN THIỆN MỸ MẾN CHÀO CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM

Thứ Ba, 29 tháng 9, 2015

Giáo lý hôn nhân 28.9.2015



Linh mục phụ trách lớp: GB. Lê Thanh Hải
Linh mục Phó xứ: Tôma Aquinô Phạm Phú Lộc

Giáo lý viên: Gioakim Phạm Văn Lượng

Học viên:
Catarina Trần Thị Kim Thơ.
Năm sinh: 1989
Giáo Xứ: Thiên Ân

Anphongsô Phan Huy An
Năm sinh: 1980
Giáo Xứ: Tân Thái Sơn

Buổi học ngày 28.9.2015
Bài bổ sung để hoàn tất chương trình theo qui định:
Hôn nhân Công giáo là một bí tích.











Bài 1: Hôn Nhân Công Giáo Là Một Bí Tích
Nguồn: http://giaoxutrieuphong.net/gl-du-bi-hon-nhan/bai-1-hon-nhan-cong-giao-la-mot-bi-tich

I. Nguồn gốc, ý nghĩa và bản chất hôn nhân
II. Hôn nhân tự nhiên
III. Hôn nhân Công giáo là một bí tích
IV. Mẫu mực hôn nhân Công giáo

A. Lời hướng dẫn
I. NGUỒN GỐC, Ý NGHĨA VÀ BẢN CHẤT CỦA HÔN NHÂN
1. Nguồn gốc Hôn nhân
– Chính Thiên Chúa là Đấng tác tạo hôn nhân.
– Hôn nhân là sự sắp đặt khôn ngoan của Đấng Tạo Hóa để thực hiện ý định yêu thương của Người giữa nhân loại: “Đấng tạo hóa đã thiết lập và ban những định luật riêng cho đời sống chung thân mật và cho cộng đoàn tình yêu vợ chồng. Đời sống chung này được gầy dựng do giao ước hôn nhân, nghĩa là sự ưng thuận cá nhân không thể rút lại. Như thế bởi một hành vi nhân linh, trong đó hai vợ chồng tự hiến cho nhau và đón nhận nhau nhờ sự an bài của Thiên Chúa, phát sinh một định chế vững chắc và có giá trị trước mặt xã hội nữa” (MV 48)
2. Ý nghĩa Hôn nhân:
– Công đồng Vaticanô II trong Hiến chế “Giáo Hội trong Thế Giới Ngày Nay” đã xác quyết: “Hôn nhân là cộng đồng sự sống và tình yêu, cộng đồng này được thiết lập nên bởi sự ưng thuận không thể rút lại được của hai người theo những luật lệ đặc biệt của tạo hóa (47-62)
Như vậy trong Hôn nhân có hai yếu tố căn bản:
– Bằng một hành vi có ý thức và tự do, hai người trao thân gởi phận và cam kết yêu thương tương trợ lẫn nhau.
– Hành vi đó được thực hiện theo luật lệ Thiên Chúa đã thiết lập.
3. Bản chất Hôn nhân:
– Hôn nhân là một giao ước nhờ đó người nam và người nữ làm thành một cộng đồng sống chung với nhau suốt đời; giao ước ấy, theo bản tính tự nhiên hướng tới thiện ích của hai vợ chồng và tới việc sinh sản và giáo dục con cái; giao ước hôn nhân giữa hai người đã lãnh nhận bí tích thánh tẩy, được Chúa Kitô nâng lên địa vị một bí tích.
– Vì thế, giữa hai người đã lãnh nhận bí tích thánh tẩy, không thể có giao ước hôn nhân thành sự mà không đương nhiên là bí tích (GL 1055).

II. HÔN NHÂN NHÌN THEO PHƯƠNG DIỆN TỰ NHIÊN.
1. Hôn nhân là gì ?
– Trong tiếng Hán Việt, “hôn nhân” là việc cưới vợ, gả chồng cho con cái. Định nghĩa như thế là vì ngày xưa việc cưới vợ gả chồng thường do sự sắp đặt của cha mẹ.
– Ngày nay, hôn nhân là việc của đôi nam nữ, tự nguyện kết hôn với nhau, để sống yêu thương nâng đỡ nhau trong tình vợ chồng, sinh sản và giáo dục con cái trong nhiệm vụ làm cha mẹ.
– Từ “Hôn phối” cũng có nghĩa như từ “hôn nhân” tức là sắp xếp cho đôi lứa thành vợ thành chồng.
2. Hôn nhân là chuyện tự nhiên.
a. Trong thế giới sinh vật có hiện tượng: đực – cái, trống – mái, nam – nữ (sinh vật gồm động vật, thực vật. Con người cũng là một sinh vật, nhưng là sinh vật cao cấp nhất trong các sinh vật)
b. Trong thế giới vật chất : có những loại vật chất được xem là mang tính dương hoặc tính âm và được phân loại theo giới tính : ông anh mặt trời, bà chị mặt trăng.
c. Trong thế giới nguyên tử: 1 dương điện tử ở giữa, 1 hoặc nhiều âm điện tử quay chung quanh.
d. Theo Triết học Á Đông: trời đất do hai nguyên tố Âm – Dương tạo nên. Âm Dương là đạo của trời đất, cương kỷ của vạn vật. (âm/dương thu hút vào nhau; còn âm/âm hoặc dương/dương thì đẩy xa nhau).
– Tuy nhiên khi nói đến giới tính người ta thường nghĩ tới thế giới sinh vật, từ cái nhụy đực, nhụy cái của cây bắp, đến việc lai giống các loại cây, đến việc kết hợp hài hòa giữa người nam và người nữ.
– Chính vì Thiên Chúa muốn con người và mọi loài sinh vật sinh sôi, nảy nở trên mặt đất. Thiên Chúa đã xếp đặt cho có đực – cái, trống – mái, nam –nữ có những cấu tạo khác nhau, có khuynh hướng thu hút lẫn nhau và bổ túc cho nhau. Vì thế, hôn nhân trước tiên la chuyện tự nhiên và xuất phát từ bản chất sinh vật của con người.
Xét về mặt cơ thể học : nam – nữ có những bộ phận thích hợp cho việc sống chung vợ chồng.
Xét về mặt tâm lý : có những khác biệt rõ ràng, khiến cho người nam và người nữ luôn tìm cách bổ túc cho nhau.
Trên bình diện hành động : người nam và người nữ có khả năng và cách thức hoạt động khác nhau. Vì thế, muốn đạt tới thành công, cần có sự phối hợp hành động giữa nam – nữ.
3. Loài người kết hôn có gì đặc biệt ?
Khác với loài vật, loài người có lý trí và tự do. Vì thế việc kết hôn của loài người cũng khác với loài vật.
– Nhờ có lý trí, con người hiểu được nguyên do, cách thức thể hiện và hậu quả của hôn nhân. Vì thế, cần đạt tới một lứa tuổi nào đó mới đủ trưởng thành để quyết định đi tới hôn nhân một cách sáng suốt, dứt khoát và với tinh thần trách nhiệm.
– Nhờ được tự do, con người có thể chọn lựa người bạn đời như lòng mình mong muốn. Việc lựa chọn này không chỉ dựa trên tình cảm mà còn dựa trên những tiêu chuẩn khách quan do lý trí đề ra. Chính sự tự do lựa chọn này làm tăng thêm trách nhiệm của người nam và người nữ trong việc kết hôn.
4. Khế ước hôn nhân
Hôn nhân của loài người là một khế ước được cam kết một cách ý thức và tự do giữa hai cá nhân bình đẳng, bình quyền và đồng trách nhiệm.
– Vì trước pháp luật, bất kể nam hay nữ đều có những quyền lợi và nghĩa vụ như nhau. Nam nữ được xem là bình đẳng và bình quyền, không phân biệt đối xử.
– Việc kết hôn được pháp luật công nhận qua khế ước hôn nhân. Khế ước này có nội dung rõ ràng: hai bên nam nữ công khai tuyên bố kết hôn và thề hứa giữ lòng chung thủy với nhau trong mọi tình huống và yêu thương nhau cho đến mãn đời.
– Luật hôn nhân đời, tức là hôn nhân dân sự, được áp dụng chung cho mọi công dân của một quốc gia. Cho dầu có tôn giáo hay không, mỗi công dân khi kết hôn cũng phải đăng ký kết hôn trước mặt cơ quan chính quyền hữu trách.
– Việc hôn nhân phải được công khai hoá, vì hôn nhân không chỉ liên quan đến đôi vợ chồng mà còn liên quan đến gia đình, Giáo Hội và xã hội. Do đó, Giáo Hội và xã hội có quyền đòi hỏi được thông báo, được góp ý kiến, được chứng kiến việc hôn nhân và được nhờ pháp luật can thiệp khi cần. Lợi ích của việc công khai hóa:
Giúp bảo vệ quyền lợi của các đương sự, ngăn ngừa kẻ khác xâm phạm hạnh phúc của mình.
Tạo điều kiện để xã hội can thiệp, khi các đương sự gây thiệt hại cho xã hội.
Vì tính cách xã hội và tầm quan trọng của hôn nhân, nên việc kết hôn phải được rao báo công khai và cần được ghi vào sổ sách, kèm theo chữ ký của người làm chứng.

III. HÔN NHÂN CÔNG GIÁO LÀ MỘT BÍ TÍCH.
1. Bí tích là những dấu chỉ hữu hiệu của ân sủng do Chúa Giêsu thiết lập và được trao lại cho Hội thánh để ban sự sống thần linh cho chúng ta.
2. Chúa Giêsu thiết lập bảy bí tích là: Rửa tội, Thêm sức, Giao hòa, Xức dầu bệnh nhân, Tư tế và hôn phối .
3. Những bí tích khai tâm Kitô giáo: Thánh tẩy, Thêm sức và Thánh thể. Ba bí tích này đặt nền tảng cho ơn gọi chung của người môn đệ Đức Kitô, ơn gọi nên thánh và được sai đi rao giảng Tin Mừng cho thế giới.
– Khi lãnh nhận các bí tích khai tâm Kitô giáo, chúng ta nhận được sự sống mới của Đức Kitô, nhưng sự sống này được chứa đựng: “Trong những bình sành” (2 Cr.4,7) và có thể bị tội lỗi làm suy giảm hoặc hủy diệt. Chúa Giêsu Kitô là thầy thuốc chữa lành linh hồn và thể xác chúng ta. Người muốn Hội thánh, nhờ quyền năng Thánh Thần tiếp tục công cuộc chữa lành và cứu độ. Đó là mục đích của hai bí tích chữa lành: Bí tích giao hòa và bí tích xức dầu bệnh nhân .
– Hai bí tích xây dựng cộng đoàn là bí tích Truyền chức và hôn phối được lập ra nhằm phần rỗi tha nhân. Tuy nhiên, khi phục vụ tha nhân, hai bí tích này cũng góp phần cứu rỗi bản thân. Hai bí tích này vừa trao ban một sứ mệnh đặc biệt trong Hội thánh, vừa xây dựng cộng đoàn dân Chúa.
4. Mỗi bí tích đều có một dấu hiệu bên ngoài (thường gọi là chất thể, cử chỉ và lời đọc). Nhờ đó, việc Thiên Chúa ban ơn được ta cảm nhận rõ ràng hơn do chính giác quan của mình. Nói cách khác, nhờ những dấu hiệu bên ngoài, bí tích bày tỏ cho ta ơn Chúa.
Ví dụ: Trong bí tích rửa tội, việc đổ nước trên đầu, cho ta dễ thấy Chúa thanh tẩy ta; trong bí tích xức dầu bệnh nhân, việc xức dầu cho ta dễ thấy Chúa thêm sức cho ta.
5. Ban ân sủng: các bí tích không những diễn tả ân sủng nhờ các dấu hiệu, mà còn thực sự làm phát sinh ân sủng. Khi Hội thánh cử hành bí tích, thì Chúa Giêsu hành động để ban ơn cứu chuộc cho ta.
Ví dụ: Bí tích rửa tội thực sự biến đổi ta nên con cái Chúa. Bí tích xức dầu bệnh nhân thực sự ban cho người lãnh nhận ơn an ủi và ơn sức mạnh.
6. Hôn nhân Công giáo là một bí tích.
– Khi hai người ngoài Công giáo kết hôn, họ thực sự thành vợ chồng theo luật tự nhiên như một giao kết. Thiên Chúa ban cho họ những ơn tự nhiên để họ chu toàn trách nhiệm làm vợ làm chồng, làm cha làm mẹ, nhưng hôn nhân của họ chưa có giá trị và ân sủng bí tích.
– Còn hôn nhân nơi người Công giáo, ngoài tính cách giao kết tự nhiên, hôn nhân của họ trở thành bí tích và mang lại ơn sủng cứu độ. Ơn sủng này nâng đỡ đôi bạn trong việc hoàn thành sứ mạng và bổn phận của mình trong đời sống vợ chồng vừa ở chiều kích tự nhiên vừa ở chiều kích siêu nhiên. Tuy nhiên đối với người Công giáo, việc kết hôn chỉ có giá trị trước mặt Thiên Chúa trong điều kiện này là họ kết hôn theo luật Hội thánh.
– Bí tích hôn nhân trước hết là một lễ nghi tôn giáo, được cử hành trang nghiêm trong bầu khí tôn giáo. Bí tích này được tổ chức công khai (trừ một vài trường hợp đặc biệt) thường tại nhà thờ, trong đó những người sắp kết hôn đóng vai trò chủ lễ, vị giáo sĩ chỉ đóng vai trò chứng hôn, bên cạnh 2 nhân chứng pháp lý (không phân biệt có đạo hay không, không phân biệt có bà con với cô dâu chú rể hay không) cùng các người thân và cộng đoàn dân Chúa có mặt để cùng cầu nguyện.
– Bí tích hôn nhân ban cho đôi bạn những ơn cần thiết trong đời sống hôn nhân và gia đình:
+ Ơn thánh hóa làm cho sức sống siêu nhiên nơi họ dồi dào hơn.
+ Ơn hiện sủng, để họ được trợ giúp khi thi hành công việc bổn phận hàng ngày.
Nhờ dòng suối ân sủng ấy, đôi bạn được nâng đỡ trong nỗ lực thánh hóa bản thân, trong trách vụ làm vợ chồng và làm cha mẹ.
Cộng đồng Vaticanô II: “vợ chồng Kitô hữu được củng cố và như được thánh hiến bằng một bí tích để chu toàn xứng đáng các bổn phận và phẩm giá trong bậc sống của họ. Nhờ sức mạnh của bí tích này, họ được thấm nhuần Đức tin, Đức cậy, Đức mến và ngày càng tiến gần hơn tới sự trọn lành riêng biệt của họ và thánh hóa lẫn nhau; và bởi đó, họ cùng nhau tôn vinh Thiên Chúa” (MV. 48b).

IV. MẪU MỰC CỦA HÔN NHÂN CÔNG GIÁO:
Mẫu mực của hôn nhân Công giáo là sự kết hợp mầu nhiệm giữa Chúa Kitô và Hội thánh.
Tình yêu trong hôn nhân phát xuất từ nguồn mạch tình yêu Thiên Chúa và được tác thành theo gương kết hiệp của Chúa Kitô và Hội thánh.
1. Như xưa Thiên Chúa đã ký kết với Israel một giao ước tại núi Sinai theo giao ước này: Thiên Chúa nhận Israel làm dân riêng, còn Israel nhận Thiên Chúa là Chúa và phụng thờ Người hết tình (x. Xh 19 – 20). Đó là giao ước cũ.
2. Vào “thời sau hết”, Chúa Giêsu lập Hội thánh: Người ký kết với Hội thánh một giao ước mới trong Máu Người (x. Mt 26, 26 – 29) để mãi mãi yêu thương trung tín và hiến thân cho Hội thánh. Còn Hội thánh cũng phải mãi mãi yêu mến, trung tín và hiến thân cho Chúa Kitô như vậy .
3. Trong hôn nhân Công giáo, đôi bạn cũng phải noi gương Chúa Kitô và Hội thánh: biết yêu thương kết hiệp mật thiết với nhau bằng một mối tình bền vững không chia sẻ; sẵn sàng hy sinh vì lợi ích của nhau và của con cái để giúp nhau thăng tiến về mọi phương diện. Có như thế, đôi bạn mới có thể đạt được mục đích hôn nhân là trọn đời yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, sinh sản và giáo dục con cái .
4. Tự sức loài người, vợ chồng có cố gắng mấy đi nữa, cũng không với tới bầu trời hạnh phúc được. Nhưng bí tích hôn nhân sẽ giúp họ đạt được ước nguyện cao vời ấy.
Kết luận:“Chính vì thế, người đàn ông sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai sẽ thành một xương một thịt”. Mầu nhiệm này thật là cao cả. Tôi muốn nói về Đức Kitô và Hội Thánh” (Ep 5, 31-32)
===////===

B. BÀI HỌC:
03/ H. Ý nghĩa đích thực của hôn nhân Công giáo là gì ?
T. Hôn nhân Công Giáo là:
1. Một ơn gọi, một sứ mạng mà Thiên Chúa kêu mời đôi nam nữ đón nhận.
2. Một bí tích Chúa Giêsu đã lập để kết hợp hai người tín hữu một nam và một nữ thành vợ chồng trước mặt Thiên Chúa và Hội thánh, và ban ơn lành để họ sống xứng đáng ơn gọi của mình
3. Một giao ước mà đôi nam nữ thỏa thuận yêu thương nâng đỡ nhau trong tình vợ chồng, sinh sản và giáo dục con cái trong nhiệm vụ làm cha làm mẹ, hợp nhất với nhau chung xây hạnh phúc gia đình.
04/ H. Chúa Giêsu ban những ơn gì trong bí tích hôn nhân?
T. Chúa Giêsu ban nhiều ơn đặc biệt để thánh hóa đời sống vợ chồng và giúp đôi bạn chu toàn nghĩa vụ đối với bạn mình và đối với con cái .
05/ H. Chúa Giêsu dạy gì về bí tích hôn nhân?
T. Chúa Giêsu dạy những người đã kết bạn phải sống một vợ một chồng, không được lìa bỏ nhau và phải sống hòa thuận yêu thương nhau suốt đời .
06/ H. Bậc hôn nhân của các tín hữu rất cao trọng vì sao?
T. Vì bậc ấy là một trong những con đường giúp các tín hữu nên thánh, và tình yêu vợ chồng là tượng trưng cho tình yêu của Chúa Kitô đối với Hội thánh .
07/ H. Mẫu mực của hôn nhân Công giáo là gì?
T. Mẫu mực của hôn nhân Công giáo là tình yêu giữa Chúa Kitô và Hội thánh .
08/ H. Tình yêu giữa Chúa Kitô và Hội thánh có những đặc điểm nào?
T. Tình yêu giữa Chúa Kitô và Hội thánh có những đặc điểm này:
– Sự kết hiệp phong phú giữa Chúa Kitô và Hội thánh
– Sự hiến thân trọn vẹn của Chúa Kitô cho Hội thánh
– Sự trung tín tuyệt đối của Chúa Kitô đối với Hội thánh.
09/ H. Trong hôn nhân Công Giáo, đôi bạn phải noi gương Chúa Kitô kết hợp với Hội Thánh như thế nào?
T. – Đôi bạn phải kết hợp mật thiết với nhau bằng một mối tình bền vững và không san sẻ
– Sẵn sàng hy sinh vì thiện ích của nhau và của con cái.
– Giúp nhau thăng tiến về mọi phương diện.
10/ H.Hôn nhân và gia đình có tầm quan trọng thế nào trong xã hội ?
T. Hôn nhân và gia đình là nguồn gốc, là nên tảng, là tế bào đầu tiên cung cấp công dân cho xã hội, gắn kết với xã hội một cách sống động và hữu cơ không thể tách rời.
11/ H. Hôn nhân và gia đình có tầm quan trọng thế nào trong Giáo Hội?
T. Hôn nhân và gia đình là cái nôi nuôi dưỡng, cung cấp các Kitô hữu cho Giáo Hội, là trường học để Giáo Hội có thể hội nhập vào xã hội loài người và phục vụ cho việc xây dựng Nước Thiên Chúa
12/ H. Bí tích hôn phối đem lại những hiệu quả nào?
T. Bí tích hôn phối liên kết đôi vợ chồng bằng một “dây hôn phối, không ai có quyền tháo gỡ, và ban cho họ ơn biết yêu nhau như Chúa Kitô yêu Giáo Hội, nhờ đó, họ sống trung thành và giúp nhau nên thánh trong đời sống vợ chồng, trong việc đón nhận và giáo dục con cái.
13/ H. Một gia đình Kitô hữu bắt đầu như thế nào?
T. Khi hai anh chị Ktô hữu yêu nhau và muốn kết bạn với nhau thành vợ chồng, họ xin Thiên Chúa và Hội thánh chứng nhận và chúc phúc cho tình yêu của họ. Họ đưa nhau đến nhà thờ, cùng với cha mẹ, họ hàng thân thuộc. Rồi trước mặt vị Linh mục (hoặc giám mục, hay phó tế) đại diện Hội thánh, trước mặt hai người làm chứng và cộng đoàn, họ cam kết nhận nhau làm vợ chồng và hứa chung thủy với nhau suốt đời. Đó là bí tích hôn phối (GH 35C ) .
Bí tích hôn phối làm cho vợ chồng thuộc về nhau mãi mãi và ban ơn cho họ chu toàn bổn phận đối với nhau và đối với con cái: sinh sản, nuôi dưỡng và giáo dục con cái nên những người con Thiên Chúa, sống gương mẫu trong xã hội. Nếu một bên Công giáo và một bên không Công giáo sẽ khó hòa hợp, việc giáo dục đức tin cho con cái khó thực hiện .
Bí tích hôn phối khiến cho mọi người trong gia đình được nên thánh nhờ biết làm tròn bổn phận, sống yêu thương và làm việc Tông đồ (MV 47-52)
Lm Giuse Phạm Thanh Minh



Thứ Hai, 28 tháng 9, 2015

Giáo lý hôn nhân 27.9.2015



Linh mục phụ trách lớp: GB. Lê Thanh Hải
Linh mục Phó xứ: Tôma Aquinô Phạm Phú Lộc

Giáo lý viên: Gioakim Phạm Văn Lượng

Học viên:
Maria Huỳnh Ngọc Trâm.
Năm sinh: 1985
Giáo Xứ: Bình Triệu

Tạ Duy Quang
Năm sinh: 1988
Địa chỉ: Thiên Phước Tân 4 – Xã Ea Kuang – Krong Pak – Daklak.

Buổi học ngày 27.9.2015
Học 1 buổi để hoàn tất chương trình theo qui định.

Bài thiếu cần học bổ sung:
Hòa hợp trong đời sống hôn nhân: Sự khác biệt tâm lý giữa nam và nữ.













LỜI NGUYỆN CHO ĐÔI TÂN HÔN

Hoà hợp vợ chồng:
Sự khác biệt giữa nam và nữ

“Anh em hãy hết lòng khiêm tốn, hiền hậu, nhẫn nại,
chịu đựng nhau trong đức ái;
hãy lo bảo vệ sự hợp nhất do 
Thần khí mang lại,
 lấy bình an hoà thuận làm giây ràng buộc.”
 (Ep 4, 2-3)
Thiên Chúa dựng nên con người có nam có nữ[1]. Tự bản chất, nam và nữ khác biệt nhau không chỉ về vóc dáng bên ngoài, mà còn về tâm tính, cũng như cách cảm nhận và hành động.
Giới tính ảnh hưởng trên toàn bộ con người, đặc biệt liên quan đến đời sống tình cảm, khả năng yêu thương, truyền sinh, và một cách tổng quát hơn, liên quan đến năng lực thực hiện những quan hệ hiệp thông với người khác[2].
Mỗi người, nam cũng như nữ, phải nhận ra và chấp nhận giới tính của mình. Sự khác biệt và bổ sung cho nhau về thể xác, tinh thần và tâm linh hướng đến những lợi ích của hôn nhân và sự triển nở của gia đình. “Sự hòa hợp của đôi vợ chồng và của xã hội tùy thuộc một phần vào việc hai bên nam nữ bổ túc, đáp ứng và nâng đỡ nhau[3].”

 

1. Về thể xác

- Nam có cơ bắp to, thích hợp cho lao động nặng; khi lao động thường tập trung sức mạnh, nhưng sau đó cần nghỉ ngơi.
- Nữ có cơ bắp nhỏ hơn, thích hợp cho những công việc đòi hỏi bền dai; khi lao động thường ít tập trung sức mạnh, có thể làm liên tục hết việc này đến việc khác, có khả năng chịu đựng và tuổi thọ thường cao hơn.

2. Về nhận thức

- Nam chú ý đến cái tổng quát, cốt yếu; lý luận theo nguyên tắc, phán đoán khách quan hơn, vì dựa trên sự kiện, coi việc làm quan trọng hơn lời nói.
- Nữ chú ý đến mọi chi tiết, suy nghĩ bằng trực giác, phán đoán thường chủ quan hơn, vì dựa trên tình cảm, coi lời nói là quan trọng.

3. Về tình yêu

- Nam coi tình yêu là một trong những điều quan trọng bên cạnh những điều quan trọng khác; khi yêu, nam chủ động, muốn chiếm đoạt, dễ bị kích động.
- Nữ coi tình yêu là tất cả; khi yêu, nữ sẵn sàng dâng hiến; cảm xúc của nữ đến từ từ nhưng kéo dài.

4. Về tôn giáo và luân lý

- Nam có lòng đạo kém sốt sắng, nhưng bền vững; khó giữ đức tiết độ và khiết tịnh.
 - Nữ có lòng đạo nồng nhiệt, tình cảm, thích hình thức, chi tiết, nhưng dễ thay đổi và lung lạc; khó giữ đức bác ái trong lời nói.

5. Về tâm lý

Các nhà tâm lý thường tóm tắt những khác biệt về tâm lý giữa nam và nữ trong 5 định luật sau:
5.1. Luật ưu tiên:
Nơi người nam thể xác ưu tiên.
Nơi người nữ trái tim ưu tiên.
Anh cần nhớ: Chị sống bằng tình cảm hơn lý luận. Chị cần sự quan tâm, bảo vệ và che chở của anh. Hãy đáp ứng bằng những lời nói dịu ngọt, tâm tình, những cử chỉ âu yếm. Hãy phát huy và theo đuổi những giá trị tinh thần.
Chị cần nhớ: Anh rất chú trọng đến thể xác, sắc đẹp và nét duyên dáng của chị. Hãy ăn mặc và trang điểm dễ thương. Hãy dọn những bữa ăn thật ngon và đúng giờ.
5.2. Luật phân cách:
Nơi người nam trái tim có bốn ngăn.
Nơi người nữ trái tim chỉ có một ngăn.
Anh cần nhớ: Trái tim của chị chỉ có mình anh. Hãy coi chị là quan trọng nhất, và tỏ ra yêu chị nhất trên đời. Hãy quan tâm đến hạnh phúc gia đình như chị quan tâm.
Chị cần nhớ: Trái tim của anh có đến bốn ngăn :
- Ngăn 1 : Dành cho chị. Anh rất yêu chị, yêu chị nhất trên đời.
- Ngăn 2 : Dành cho công việc. Đôi khi anh say mê công việc mà quên cả vợ con.
- Ngăn 3 : Dành cho lý tưởng. Hãy thông cảm cho anh, khi anh phải tham gia công việc chính trị, xã hội
- Ngăn 4 : Dành cho giải trí. Giải trí lành mạnh cũng là một phương tiện để bảo vệ hạnh phúc.
5.3. Luật chi tiết:
Người nam quan tâm đến điều cốt yếu.
Người nữ để ý đến các chi tiết.
Anh cần nhớ: Chị rất trân trọng những kỷ niệm nho nhỏ trong cuộc đời, chẳng hạn ngày sinh, bổn mạng, kỷ niệm ngày cưới... Những điều nhỏ mọn có thể khiến chị đau khổ hoặc hạnh phúc. Chị sống nhiều bằng trực giác. Hãy tỏ ra khéo léo và tế nhị đối với chị.
Chị cần nhớ: Giảm bớt những chi tiết làm anh bận tâm. Đừng cằn nhằn, hãy bỏ qua những quên sót nhỏ nhặt của anh. Hãy chăm lo trang sức tâm hồn bằng sự quảng đại, dịu dàng, vui vẻ.
5.4. Luật bất đồng cảm:
Người nam phản ứng nhanh nhưng mau dứt.
Người nữ phản ứng chậm nhưng kéo dài.
Anh cần nhớ: Trong phạm vi tình cảm và sinh lý, chị xúc cảm chậm, nhưng kéo dài hơn anh. Hãy khéo léo và kiên nhẫn.
Chị cần nhớ: Anh xúc cảm nhanh và mạnh, nhưng mau dứt. Anh mau nóng, nhưng cũng mau nguội. Hãy tỏ ra dịu hiền, đừng đổ thêm dầu vào lửa.
5.5. Luật thính giác:
Người nữ có lỗ tai to.
Người nam có lưỡi ngắn.
Anh cần nhớ: Đôi tai của chị gắn liền với trái tim, chị thích nghe và dễ tin. Hãy biết nói những lời âu yếm, khen tặng, nói những chuyện lặt vặt, vì đối với chị “yêu là cởi mở tâm hồn”.
Chị cần nhớ: Đừng để người khác dụ dỗ. Đừng quá dễ tin vào dư luận. Đừng càm ràm, than thở, trách móc. Hãy nói trong niềm vui. Hãy khéo léo gợi chuyện để anh “biết nói”.
*  *   *
Tình yêu chân thật là thấy rõ khiếm khuyết của người khác, nhưng vui vẻ đón nhận, đồng thời khám phá ra những ưu điểm của họ và khéo léo phát huy.
Trong đời sống hôn nhân và gia đình, để tạo được sự hòa hợp trọn vẹn và vững bền, hai vợ chồng cần hiểu rõ những khác biệt của nhau, để có thể cảm thông, chia sẻ và nương tựa vào nhau trong sự kính trọng và yêu thương chân thành.
Gần đây, người ta đã khám phá ra rằng càng sống chung với nhau lâu năm, trên khuôn mặt của đôi vợ chồng càng có những nét giống nhau. Thiết tưởng không riêng trên khuôn mặt, mà còn cả trong tâm hồn. Đó là thành quả của biết bao nhiêu cố gắng yêu thương, hoà hợp và tha thứ trong cuộc sống. Những cố gắng ấy luôn được Thiên Chúa chúc phúc: “Thầy còn bảo thật anh em: nếu ở dưới đất, hai người trong anh em hợp lời cầu xin bất cứ điều gì, thì Cha Thầy, Đấng ngự trên trời, sẽ ban cho. Vì ở đâu có hai ba người họp lại nhân danh Thầy, thì có Thầy ở đấy, giữa họ.” (Mt 18,19-20).

4 GHI NHỚ :

1. H. Giới tính là gì?
T. Giới tính là tất cả những đặc điểm phân biệt người nam với người nữ.
2. H. Giới tính ảnh hưởng thế nào trên con người?
T. Giới tính ảnh hưởng trên toàn bộ con người, đặc biệt đối với đời sống tình cảm, khả năng yêu thương và truyền sinh.
3. H. Về phương diện tổng quát, người nam và người nữ khác nhau thế nào?
T. Người nam và người nữ khác nhau không chỉ về vóc dáng bên ngoài, mà còn khác nhau về tâm tính, cách nhận thức và hành động.
4. H. Về phương diện tâm lý, sự khác biệt giữa người nam và người nữ được diễn tả thế nào?
T. Được diễn tả bằng năm định luật sau đây:
- Một là ưu tiên.
- Hai là phân cách.
- Ba là chi tiết.
- Bốn là bất đồng cảm.
- Năm là thính giác.
5. H. Vợ chồng phải làm thế nào để tạo sự hoà hợp?
T. Để tạo sự hoà hợp, vợ chồng phải hiểu rõ những khác biệt của nhau, để cảm thông và nâng đỡ nhau trong cuộc sống.

4 GỢI Ý SUY NGHĨ :

1. Tình yêu là “thần dược” giúp cho hai người biến đổi để ngày càng hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, sự biến đổi quan trọng nhất vẫn là biến đổi chính mình. Đâu là những khuyết điểm của bản thân mà Anh chị thấy cần khắc phục để có thể đem lại hạnh phúc cho nhau?
2. Tình yêu không mù quáng: Thấy yếu đuối của người yêu và cố sức gánh vác; thấy khả năng của người yêu và tế nhị khơi dậy. Anh chị nghĩ gì về điều này?
3. Làm thế nào để những khi gặp thử thách bên ngoài, làm ăn thua lỗ, vợ chồng có thể trở thành nguồn an ủi cho nhau, ngồi bên nhau như những tri kỷ. Trong thời gian chuẩn bị này, anh chị nên suy nghĩ với nhau và tìm ra đáp số cho bài toán này.

4 CẦU NGUYỆN :

Lạy Chúa, Chúa đã ban cho chúng con giới tính để chúng con có thể vận dụng mà gặp gỡ, yêu thương và hiệp thông với người khác. Xin giúp chúng con luôn ý thức rằng giới tính là một ân huệ Chúa ban, để chúng con biết làm chủ và sử dụng đúng theo ý Chúa muốn. Amen.

Chủ Nhật, 27 tháng 9, 2015

BỐN LỜI CẦU NGUYỆN CỦA NGƯỜI VỢ - Xin được ơn nhẫn nại hơn nữa




Lạy Chúa,
xin cho con ơn biết nhẫn nại:
khi các con quấy phá và biếng ăn,
khi tiền bạc thiếu thốn
nhưng chi tiêu lại gia tăng,
khi chồng con
không nhớ kỷ niệm của vợ chồng,
khi con chẳng có thì giờ cho mình,
khi việc nhà chồng chất
làm con nghĩ mình như đầy tớ.
Lạy Chúa,
con không xin những lời khen ngợi,
không phàn nàn hay tìm sự thoải mái,
con chỉ xin Chúa cho con bền chí,
cho con xem việc nhà
không phải là lao dịch
mà là tặng phẩm cho gia đình con
là lời cầu nguyện con dâng lên Chúa.
Xin cho con
thi hành trách nhiệm gia đình
cách chân thành và nhiệt tâm.
Xin cho những gì con làm
nên dấu chỉ của sự tân hiến
cho những người đã đặt niềm tin
vào đôi bàn tay chăm sóc của con.
Lạy Chúa,
xin cho con ơn biết kiên nhẫn
để là người vợ chung thủy
và yêu thương,
là người mẹ tận tâm và ân cần.
Xin cho con biết hòa trộn tình yêu
và thức ăn con nấu nướng,
và áo quần con giặt ủi,
và những nỗ lực không ngừng
để giữ cho mái ấm của chúng con
luôn sạch sẽ và gọn gàng.
Xin cho con luôn ở bên chồng con:
biết chia sẻ những khó khăn của anh,
biết vui mừng với thành công của anh,
biết xoa dịu những bất an của con cái,
biết giúp chúng học hành
và biết lắng nghe nỗi lòng của chúng.
Xin Chúa cho con
không ngừng yêu thương,
luôn chăm sóc chồng
và nâng niu con cái,
như món quà quý giá Chúa ban
và như kho tàng đích thực
trong cuộc sống này.
Amen.

-Trích "40 Lời kinh đôi mới cuộc đời"-

CÓ ĐI CHUNG VỚI NHAU LÂU ĐÂU !



Một thiếu nữ đang ngồi trên xe buýt: 
Một bà già mang đủ thứ lỉnh kỉnh, miệng lẩm bẩm, đến ngồi bên cạnh, xô mạnh cô. 
Bất bình, anh thanh niên bên cạnh hỏi tại sao cô không phản đối và bảo vệ quyền lợi mình. Cô mỉm cười và trả lời: 
"Đâu cần phải cãi cọ vì chuyện nhỏ như thế, có đi chung với nhau lâu đâu! Trạm tới, tôi xuống rồi."
Đây là một câu trả lời mà chúng ta phải xem như một khẩu hiệu viết bằng chữ vàng để hướng dẫn cách cư xử hằng ngày của chúng ta ở khắp mọi nơi: "Đâu cần phải cãi cọ vì chuyện nhỏ như thế, có đi chung với nhau lâu đâu!"
Nếu chúng ta có thể ý thức rằng cõi đời tạm của chúng ta dưới thế thật ngắn ngủi, cãi cọ tầm phào vừa làm cho mất vui, vừa làm mình mất thời gian và sức lực cho chuyện không đâu.
Có ai làm mình tổn thương?
Bình tĩnh, có đi chung với nhau lâu đâu!
Có ai phản bội, ức hiếp, sỉ nhục mình?
Bình tĩnh, có đi chung với nhau lâu đâu!
Dù người ta có gây ra cho chúng ta buồn phiền gì chăng nữa, hãy nhớ rằng: có đi chung với nhau lâu đâu!
Chúng ta hãy ăn ở hiền lành. Hiền lành là một đức tính không bao giờ đồng nghĩa với hèn nhát, nhu nhược nhưng đồng nghĩa với cao cả.
Chuyến đi chung của chúng ta trong cõi đời dưới thế này ngắn ngủi lắm và không đi trở ngược lại được.
Không ai biết chuyến đi của mình dài bao lâu!
Không ai biết mình có phải xuống ở trạm tới hay không!
(Sưu tầm)


Thứ Bảy, 26 tháng 9, 2015

CHÚA NHẬT XXVI THƯỜNG NIÊN – NĂM B (27/9/2015)



LỜI NGUYỆN TÍN HỮU
CHÚA NHẬT XXVI THƯỜNG NIÊN – NĂM B (27/9/2015) 
 (Mc 9,38-43.45.47-48)

        Chủ Tế: (Tùy nghi) Anh chị em thân mến! Thiên Chúa là Đấng giàu lòng thương xót muốn cho tất cả mọi người được lãnh nhận dồi dào ân huệ của Chúa Thánh Thần và được cứu độ. Với niềm xác tín và tâm tình tri ân, chúng ta tha thiết dâng lên Cha những lời cầu xin sau đây: 

1/ Hội Thánh có sứ mạng loan báo và đem ơn cứu rỗi đến cho mọi người. Chúng ta cùng cầu xin Cha cho các vị Mục tử và mọi thành phần dân Chúa, được ơn Chúa Thánh Thần soi dẫn, luôn ý thức và nhiệt tâm chu toàn sứ vụ loan báo Tin Mừng.  

Chúng con nguyện xin Cha!      

2/ Ghen tương tranh chấp là nguồn gốc những xáo trộn và xung đột xã hội. Cộng đoàn cùng hiệp ý cầu xin Cha cho các dân tộc trên thế giới biết tôn trọng lẫn nhau, và nỗ lực hợp tác nhằm góp phần xây dựng một thế giới hòa bình, văn minh và thịnh vượng.

     Chúng con nguyện xin Cha-!     

3/ Ai nhân danh Chúa Ki-tô mà phục vụ những kẻ bé mọn thì sẽ được Thiên Chúa ân thưởng. Trong ngày Tết Trung Thu hôm nay, chúng ta cùng cầu nguyện xin Cha cho các em thiếu nhi luôn nhận được sự quan tâm chăm sóc và giáo dục tốt nhất từ gia đình, xã hội và cộng đoàn. 

Chúng con nguyện xin Cha!

4/ Nhân lễ mừng kính các Tổng lãnh Thiên Thần vào Thứ Ba ngày 29 tháng 9, bổn mạng Ban trật tự của Giáo Xứ và Thứ Năm ngày 1 tháng 10 lễ kính Thánh Tê-rê-sa Hài Đồng Giê-su, bổn mạng các xứ truyền giáo. Chúng ta cầu xin Cha ban ơn trợ giúp Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam thực hiện tốt công việc truyền giáo, ban nhiều ơn lành trên quý ông luôn biết góp sức giữ gìn trật tự trong các giờ phụng vụ, và tất cả những ai đã nhận các Thánh nhân làm bổn mạng

Chúng con nguyện xin Cha!

Chủ Tế: (Tùy nghi) Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, Chúa luôn yêu thương và sẵn sàng xuống ơn cho những ai tin tưởng cậy trông Chúa. Xin nhậm lời chúng con cầu nguyện và ban muôn ơn lành giúp chúng con trung thành phụng sự Chúa trong mọi người. Chúng con cầu xin nhờ Đức Ki-tô, Chúa chúng con. Amen.


CHÚA NHẬT XXVI THƯỜNG NIÊN B 27/9/2014



THÔNG BÁO
CHÚA NHẬT XXVI THƯỜNG NIÊN B
27/9/2014
VPGX trân trọng thông báo:
1/ Thứ Ba 29/9/2015, lễ kính các Tổng Lãnh Thiên Thần Michael, Gabriel và Raphael, bổn mạng một số quí Cha, quí Thầy, quí ông anh, cách riêng bổn mạng của Ban Trật Tự Giáo Xứ. Thánh lễ mừng bổn mạng được cử hành vào lúc 18 giờ.
*Lưu ý:
a/ Trước Thánh lễ 18 giờ 00, có 30 phút học hỏi  chuẩn bị cho Năm Thánh về Lòng Chúa Thương Xót do Cha Đaminh Nguyễn Đức Thông hướng dẫn.
b/ Tại các Nhà Nguyện không cử hành Thánh lễ.
2/ Tháng 10, tháng Mân Côi, tháng kính Đức Mẹ, Chúa Nhật 04/10/2015 vào lúc 16 giờ 30 tại Nhà  Thờ Giáo Xứ có Cuộc Rước Kiệu Tôn Vinh Đức Mẹ chung quanh Nhà Thờ và Tu Viện.
3/ Thứ Bảy 10/10/2015, Giáo Xứ có tổ chức Hội Thảo Chuyên Đề Hậu Kết Hôn năm 2015 vào lúc 19 giờ.
o   Đề tài: Ly dị - Tái hôn
o   Thuyết trình viên: Linh mục Lu-y Nguyễn Anh Tuấn, Trung Tâm Mục Vụ Giáo Phận.
o   Địa điểm: Lầu 3 – Phòng 01 (dãy nhà giáo lý sau Nhà Thờ).
4/ CHƯƠNG TRÌNH TAM NHẬT MỪNG LỄ THÁNH GIÊ-RA-ĐÔ
*Ngày 14/10/2015
17 giờ 30: Cầu nguyện với Thánh Giê-ra-đô
18 giờ 00: Thánh lễ đồng tế
*Ngày 15/10/2015
17 giờ 30 : Cầu nguyện với Thánh Giê-ra-đô
18 giờ 00: Thánh lễ đồng tế - Trong Thánh lễ có chúc lành cho thai phụ và các em ấu nhi.
*Ngày 16/10/2015
17 giờ 30: Cầu nguyện với Thánh Giê-ra-đô
18 giờ 00: Thánh lễ đồng tế
Kính xin quí cộng đoàn xa gần hiệp thông tham dự tạ ơn Chúa, xin Người chúc phúc và đổ muôn ơn lành cho Ban Trật Tự nhân ngày bổn mạng.
VPGX



















Thứ Sáu, 25 tháng 9, 2015

CHẦU THÁNH THỂ Thứ Năm 24.9.2015



CHẦU THÁNH THỂ
Thứ Năm 24.9.2015
Tin Mừng Chúa Nhật XXVI Thường Niên B - Mc 9, 38-43. 45. 47-48
I/ BẮT ĐẦU GIỜ CHẦU
Kính mời cộng đoàn quỳ, chúng ta bắt đầu giờ Chầu Thánh Thể. Xin cộng đoàn hiệp ý cầu nguyện và xin ơn  Thánh Thần.
Lời nguyện mở đầu (Quỳ)
Lạy Chúa Giê-su, chúng con xin dâng giờ chầu này để hoàn toàn thuộc trọn về Chúa. Chỉ có Chúa với chúng con mà thôi. Chính Chúa là nguồn hạnh phúc và hoan lạc đích thực của chúng con. Lạy Chúa Giê-su, chúng con yêu mến Ngài. Nguyện xin Thánh Thần của Chúa đến giúp chúng con tham dự giờ chầu này thật sốt sắng như lòng Chúa mong muốn. Amen.
Hát: Cầu xin Chúa Thánh Thần – PK1 + ĐK (Giờ Chầu Thánh Thể trang 2) trong khi Linh mục Chủ sự kiệu Mình Thánh Chúa từ Nhà Tạm ra giữa bàn thờ.
Hát: Phút linh thiêng – ĐK + PK1 + ĐK (Giờ Chầu Thánh Thể trang 3) sau khi Linh mục chủ sự đặt Mình Thánh Chúa xong.
II/ SUY NIỆM
*Mời cộng đoàn đứng. Chúng ta lắng nghe Lời Chúa.
Đọc Lời Chúa: Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô: Mc 9, 38-43. 45. 47-48   (Trưởng Xóm 5 đọc)
Xướng: Ðó là lời Chúa – Đáp: Lạy Chúa Ki-tô ngợi khen Chúa.
 *Mời cộng đoàn ngồi.
A. Suy Niệm & Cầu Nguyện (1)   *PVL đọc
*Ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta.
1/ Cần có tâm hồn rộng lượng bao dung:
Một hôm, ông Gioan nói với Đức Giêsu: "Thưa Thầy, chúng con thấy có người lấy danh Thầy mà trừ quỷ. Chúng con đã cố ngăn cản, vì người ấy không theo chúng ta." / Sở dĩ, môn đệ Gioan nói những lời này, vì ông muốn  đặc quyền trừ quỉ chỉ giới hạn trong thành phần môn đệ của Chúa Giêsu; vì nếu bất cứ ai cũng làm được, nhóm môn đệ của Chúa Giêsu sẽ không còn gì đặc biệt nữa.
1.1  Cần loại trừ tính phe đảng, độc tài:
Đức Giêsu bảo: "Đừng ngăn cản người ta, vì không ai lấy danh nghĩa Thầy mà làm phép lạ, rồi ngay sau đó lại có thể nói xấu về Thầy. Quả thật, ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta." / Nguyên lý Chúa đưa ra là một người không thể mâu thuẫn với chính mình: hoặc có hoặc không, chứ không thể chọn cả hai một lượt. Để một người trừ được quỉ, họ phải có một đức tin vững mạnh nơi Chúa Giêsu và phải nhân danh Ngài mà nói, thì mới trừ được. Nếu một người không có đức tin, và không nhân danh Chúa, họ không bao giờ có thể trừ được quỉ. Đức tin có được hay mất đi phải có thời gian lâu dài; chứ không một sớm một chiều mà có hay mất được. Vì thế, khi họ trừ được quỉ là họ đã có đức tin vào Thiên Chúa, tại sao phải ngăn cấm họ?
Hơn nữa, mục đích của Chúa Giêsu khi chọn các môn đệ là để huấn luyện các ông loan báo Tin Mừng, chứ không chú trọng đến danh nghĩa và quyền lợi của cá nhân hay của nhóm. Ngài ban cho các ông quyền trừ quỉ để khơi dậy niềm tin, chứ không phải là đặc quyền để bảo vệ. Tính phe đảng nhiều khi làm con người không còn biết chú trọng đến mục đích, nhưng chú trọng đến tiếng tăm, quyền lợi, và dễ dàng khai trừ người khác.
1.2  Con người có tự do để chấp nhận sự thật:
Chúng ta cần biết rộng lượng để chấp nhận tự do của con người. Khi rao giảng Tin Mừng, Chúa Giêsu chỉ có thể trình bày sự thật để thuyết phục con người tin vào Ngài, đồng thời kèm theo những phép lạ; nhưng nếu họ cứng lòng, Chúa Giêsu không bắt họ phải tin vào Ngài. Chúng ta cũng thế, chúng ta cũng chỉ có thể trình bày sự thật, hay phân tích cái lợi và cái hại của việc không sống theo sự thật, rồi để tha nhân tự do quyết định muốn theo hay không. Chúng ta không thể bắt người khác làm theo ý mình.
1.3 Trên con đường tìm kiếm sự thật, có nhiều cách để dẫn con người đến sự thật và khơi dậy niềm tin của con người vào Thiên Chúa; chứ không phải chỉ có một cách. Hãy để Thiên Chúa làm việc trong tha nhân và cho họ có thời gian để nhận ra sự thật. Cần tránh thái độ võ đoán: chỉ có cách của chúng ta mới làm cho con người nhận ra sự thật hay mới được cứu độ.
*Cầu nguyện với CGS Thánh Thể:
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể, xin cho chúng con ý thức mình là Ki-tô hữu, là người tin và đi theo Chúa, mục đích chính là rao giảng Tin Mừng cứu độ của Chúa cho mọi người và để họ tự do đón nhận chứ không phải là dành đặc quyền đặc lợi cho cá nhân hoặc cho phe nhóm của mình mà loại trừ tha nhân.
Thinh lặng ½ phút.
Hát: Chúa là tình yêu Ngài đã đến cứu thế giới… Cung D – Hát Cộng Đồng trang 253 – ĐK – PK2 – ĐK.
B. Suy Niệm & Cầu Nguyện (2)  *Trưởng Xóm 5 đọc
*Bác ái và gương sáng là hai cách hiệu quả để rao giảng Tin Mừng.
2.1 Phải biết chia cơm sẻ áo cho mọi người: "Ai cho anh em uống một chén nước vì lẽ anh em thuộc về Đấng Kitô, thì Thầy bảo thật anh em, người đó sẽ không mất phần thưởng đâu.'' / Đạo của Chúa Giêsu là đạo bác ái yêu thương. Người môn đệ của Chúa không thể mến Chúa mà không yêu người. Tiêu chuẩn Chúa dùng để phán xét người môn đệ là đức bác ái (x/c Mt 25). Nếu ai làm cho tha nhân là làm cho chính Chúa, người đó sẽ được hưởng cuộc sống đời đời.
2.2 Phải làm gương lành cho người khác: "Ai làm cớ cho một trong những kẻ bé mọn đang tin đây phải sa ngã, thì thà buộc cối đá lớn vào cổ nó mà ném xuống biển còn hơn." / Cùng một tư tưởng như trên: ai không làm cho tha nhân, là không làm cho chính Chúa. Hậu quả là họ sẽ không được hưởng hạnh phúc với Ngài. Nếu đã không làm điều tốt cho tha nhân, họ còn ngăn cản tha nhân đến với Chúa bằng gương xấu họ làm, chắc chắn họ phải sống xa Thiên Chúa.
*Cầu nguyện với CGS Thánh Thể:
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể, xin cho chúng con ý thức làm chứng cho Chúa bằng trái tim yêu thương chân thành, bằng gương lành, gương sáng trong cuộc sống để nơi chúng con tỏa sáng vinh quang Chúa cho tha nhân.
Thinh lặng ½ phút.
Hát: Đâu có tình yêu thương ở đấy có Đức Chúa Trời… Cung G – Hát Cộng Đồng trang 136 – ĐK – PK1 – ĐK.
C. Suy Niệm & Cầu Nguyện (3)  *PVL đọc
*Phải đoạn tuyệt mọi tội lỗi:
3. "Nếu tay anh làm cớ cho anh sa ngã, thì chặt nó đi; thà cụt một tay mà được vào cõi sống còn hơn là có đủ hai tay mà phải sa hoả ngục, phải vào lửa không hề tắt. Nếu chân anh làm cớ cho anh sa ngã, thì chặt nó đi; thà cụt một chân mà được vào cõi sống còn hơn là có đủ hai chân mà bị ném vào hoả ngục. Nếu mắt anh làm cớ cho anh sa ngã, thì móc nó đi; thà chột mắt mà được vào Nước Thiên Chúa còn hơn là có đủ hai mắt mà bị ném vào hoả ngục, nơi giòi bọ không hề chết và lửa không hề tắt." / Có ít nhất hai cách để hiểu đoạn văn này:
3.1 Những người theo chủ thuyết Fundamentalism thì hiểu những câu trên theo nghĩa đen: Chúa Giêsu muốn con người phải cắt bỏ các phần thân thể, nếu họ muốn được vào Nước Trời. Hoặc…
3.2 Con người phải nhận ra nguy hiểm của tội: Tội lỗi làm con người có nguy cơ sa hỏa ngục; vì thế, cần phải tìm mọi cách để diệt trừ tội lỗi. Nếu hiểu theo nghĩa đen như trên, con người chắc chẳng còn gì để cắt hay loại bỏ nữa, vì con người vẫn thường xuyên phạm tội. Chúa Giêsu muốn con người nhận ra nguy hiểm của tội, vì tội có thể làm con người sa hỏa ngục, và không đạt được cuộc sống đời đời.
*Cầu nguyện với CGS Thánh Thể:
Lạy Chúa Giê-su, dịp tội hay cớ vấp phạm khiến con người có thể lìa xa Chúa, xa Chúa đời đời. Xin giúp chúng con can đảm tránh xa dịp tội để có cơ hội sống với Chúa mãi mãi trên thiên quốc.
Thinh lặng ½ phút.
Hát: Xin Người thương con… Cung Dm – D. Sách Thánh Ca  Vào Đời trang 99 –  PK3 – ĐK
D. LỜI NGUYỆN CỘNG ĐOÀN (Mời cộng đoàn đứng)
Người hướng dẫn: Chúng ta cùng hiệp ý dâng lên Chúa những lời nguyện chân thành sau đây:
* Ca đoàn đọc. Có thể chọn 2 người, mỗi người đọc hai câu.
1. Thánh Thần của Thiên Chúa hoạt động ở mọi nơi và trong mọi người. Chúng ta đừng bao giờ giới hạn hoạt động của Thánh Thần nơi mình, nơi một cộng đoàn, hay chỉ trong Hội Thánh mà thôi.
                Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! – Đáp: Xin Chúa nhậm lời chúng con!
2. Mục tiêu quan trọng của cuộc đời là làm sao cho Nước Chúa trị đến, và ý Chúa được thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Để được như thế, chúng ta cần sự cộng tác của tất cả mọi người.
                Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! – Đáp: Xin Chúa nhậm lời chúng con!
3. Của cải trong vũ trụ là của Thiên Chúa ban cho mọi người. Chúng ta đừng tham lam thu tích của cải để tích trữ cho mình; trong khi bao anh chị em phải đói khát.
                Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! – Đáp: Xin Chúa nhậm lời chúng con!
4. Chúng ta có bổn phận làm gương sáng cho mọi người bằng cuộc sống nhân đức. Và chúng ta cũng phải cố gắng để tránh mọi tội và đừng tạo gương mù làm lung lạc đức tin của tha nhân.
                Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! – Đáp: Xin Chúa nhậm lời chúng con!
Người hướng dẫn: Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, chúng con cũng không quên dâng lên Chúa những ý nguyện thầm kín riêng tư của mỗi người đang hiện diện nơi đây, cúi xin Chúa đoái thương chấp nhận nhờ lòng thương xót của Chúa đến muôn đời... Amen.
*Mời cộng đoàn quỳ.
Hát: “Ta hãy khẩn cầu cho Đức Giáo Hoàng…” (Nguyên Hữu)
Linh mục Chủ sự đọc Lời Nguyện 1: Cầu cho Đức Giáo Hoàng.
Hát: Mình Máu Thánh.
Lm: Chúa đã ban bánh bởi trời cho nhân loại – Cộng Đoàn: Bánh có đủ mọi mùi thơm ngon.
Linh mục Chủ sự đọc Lời Nguyện 2: Lời nguyện Thánh Thể.
Phép lành Thánh Thể.
III/ KẾT THÚC
Hát: Mẹ Hằng Cứu Giúp – Cung F. Hát Cộng Đồng trang 337.
Chủ sự: Giờ Chầu Thánh Thể đến đây đã kết thúc. Kính chúc cộng đoàn ra về bình an và ngủ ngon giấc đêm nay.
*Biên tập và hướng dẫn Chầu Thánh Thể: Gioakim Phạm Văn Lượng – Xóm 5.

Tham khảo bài chia sẻ Lời Chúa của LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP


BÀI HÁT CHẦU THÁNH THỂ 240915 (40 phút)
Cầu xin chúa thánh thần
Cầu xin Chúa Thánh Thần, Người thương thăm viếng hồn con. Ban xuống cho con hồng ân chan chứa, trau dồi cho đáng ngôi thánh đường.
ÐK: Nguyện xin Chúa Ngôi Ba, đoái nghe lời con thiết tha. Tình thương mến ấp ủ con ngày đêm, nhuần thấm xác hồn tràn lan ơn thiêng.
Cầu xin Chúa Thánh Thần, nguồn thiêng ân ái từ nhân, hun đốt tim con tình yêu lai láng, cho lòng thao thức bên Chúa luôn.
ÐK: Nguyện xin Chúa Ngôi Ba, đoái nghe lời con thiết tha. Tình thương mến ấp ủ con ngày đêm, nhuần thấm xác hồn tràn lan ơn thiêng
Cầu xin Chúa Thánh Thần, Người ban cho trí hồn con ơn biết khôn ngoan tìm theo chân lý, xa điều gian dối, luôn trung thành.
ÐK: Nguyện xin Chúa Ngôi Ba, đoái nghe lời con thiết tha. Tình thương mến ấp ủ con ngày đêm, nhuần thấm xác hồn tràn lan ơn thiêng.
CHÚA LÀ TÌNH YÊU
Chúa là tình yêu
Ngài đã đến cứu thế giới khỏi chốn lưu đầy
Chúa là tình yêu
Ngài đã thương ban Con một cho trần thế
Để đem muôn ơn lành để loan tin vui mừng khắp thế giới cho mọi người
Ngài đã chết trong đau thương để ta sống bình an
Còn tình yêu nào cao vời vợi bằng tình Chúa đã thương ta
Dù rằng đất trời mãi đổi thay nhưng tình Chúa vẫn yêu ta đến muôn muôn đờii
Ngài hằng mong chờ luôn mời gọi người người sống yêu thương nhau
Để tình yêu Ngài mãi tràn lan trong tình chúng ta yêu nhau sống vui an bình .
ĐÂU CÓ TÌNH YÊU THƯƠNG
ÐK: Ðâu có tình yêu thương ở đấy có Ðức Chúa Trời. Ðâu có lòng từ bi là đấy có ân sủng Người. Ðâu có tình bác ái thì Chúa chúc lành không ngơi. Ðâu ý hợp tâm đầu ở đấy chứa chan nguồn vui.
1. Nài xin tha thiết Thượng Ðế muôn tình lân ái xin hãy đổ đầy linh hồn tình yêu thiết tha. Yêu Chúa hết lòng hết sức hết cả trí khôn, cùng yêu anh em như Chúa mến yêu chúng con.
2. Nguyện xin Thiên Chúa đoàn kết muôn người một ý. Xin hãy duy trì trí lòng hòa hợp mến yêu. Diệt tan căm thù chia rẽ oán hờn ghét ghen. Gìn giữ Ðức Ái: yêu Chúa mến thương anh em.



XIN NGƯỜI THƯƠNG CON
1. Từ vực sâu tối tăm con kêu cầu Người thương trông đến. Chúa ơi, lắng nghe lời con, con tìm nhan Chúa, thiết tha nài van. Vì đời con lắm phen đã không trọn lời cam kết xưa. Chúa ơi, chớ ghi trong lòng phút giây lỗi lầm, con phụ lòng Người thương.
2. Người, Người ơi thấu chăng, đã bao lần hồn con cay đắng ? Cố vươn lên thoát cảnh bùn nhơ, mây mù che lối, lưới dây tình oan. Nhưng rồi đời đâu dễ chi thêm một lần hồn con vấn vương. Chúa ơi, chớ ghi trong lòng phút giây lỗi lầm, con phụ lòng Người thương.
3. Thà làm thân cỏ cây, đóa hoa rừng ngả nghiêng trước gió. Kiếp chim xanh cánh tung trời mây nơi miền xa tắp sóng vỗ ngoài khơi. Vì đời muôn cỏ cây không bao giờ làm ai oán than. Chúa ơi, chớ ghi trong lòng phút giây lỗi lầm, con phụ lòng Người thương.
ÐK: Nhưng con tin nơi Chúa, Chúa thương con nhiều, tình không biên giới. Con trông mong nơi Chúa sẽ quên tháng ngày tuổi xuân trót dại. Ðây con tim rướm máu tấm thân gầy héo, tình con hững hờ. Con xin dâng lên Chúa khúc ân tình này, Người thương con đi.
PHÚT LINH THIÊNG
 ĐK: Người ơi nào mau tới thờ lạy Chúa, quỳ dâng lòng tôn kính Chúa trên cao. Linh thiêng, ôi phút giây giờ đây khi đoàn con được chiêm ngắm nhan thánh Chúa chí nhân quyền uy.
Người ơi nào mau tới thờ lạy Chúa. Đồng thanh hợp chung tiếng hát ca khen. Cảm mến ơn Chúa ban tràn lan cho trần gian Mình Máu Thánh nên nguồn sống tuôn ngày đêm.
Này đây Ta ban cho thân xác Ta làm của ăn. Máu Ta, Ta ban cho làm của uống. Này ai, ai ăn Ta, uống máu Ta trong tin yêu thì sẽ sống, sẽ sống mãi muôn đời liên.
CẦU CHO ĐỨC GIÁO HOÀNG – Hát bài này thì bỏ hẳn bài Này con là đá.
Ta hãy khẩn cầu cho Đức Giáo Hoàng Phanxi cô. Chúa thương gìn giữ, ban ơn nâng đỡ, che chở hộ phù. Xin ban sinh lực dồi dào, lòng tin cậy mến thẳm sâu, để Ngài lãnh đạo đoàn chiên Chúa trao. Chúa thương gìn giữ, ban ơn nâng đỡ, che chở hộ phù.
MÌNH MÁU THÁNH
1- Ôi Cha, yêu con, yêu con thật hết tình. Này Mình Máu Thánh nuôi hồn con thêm thắm tình. Ôi Cha, yêu con, yêu con quên cả chính Mình. Này Mình Máu Thánh đủ minh chứng cho tình yêu.
2 - Ôi Cha, bao la, yêu con thật hải hà. Này Mình máu Thánh nuôi hồn con khỏi giá lạnh. Ôi Cha, yêu con, bao la ôi thật hải hà. Này Mình Máu Thánh lò nung nóng con người ta.
ĐK: Tâm tư con hoan lạc được rước Mình Máu Thánh, tâm tư con vinh hạnh được diện kiến Tim Cha. Biết nói chi cho cân tình mến Cha đã dành. Biết đáp chi cho cân tình mến Cha rộng ban.